Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì 2

Hạ Trang

Giúp mình nhé. Cảm ơn!

a)Hãy miêu tả cảnh một buổi chợ Tết.

b) Hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê hương của em.

Các bạn muốn làm bài nào cũng được nhưng nhanh tí nhé. Mình cần gấp.

Trúc Giang
8 tháng 2 2020 lúc 16:25

a)Hãy miêu tả cảnh một buổi chợ Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức chuẩn bị để đón chào một năm mới sắp đến. Đi chợ Tết cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết. So với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết dường như đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.

Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ vào 28 tháng chạp âm lịch là em lại cùng mẹ xách làn đi chợ, mua đồ chuẩn bị cho dịp Tết gần kề. Trên đường, người và xe đi lại như mắc cửi, có lẽ ai cũng đang bận rộn sắm sửa để có một ngày Tết trọn vẹn. Chợ những ngày Tết đông đúc gấp hai lần những ngày bình thường.

Em thích nhất là được theo mẹ đến khu chợ hoa. Ở đây ngập tràn cây cối với đủ những màu sắc rực rỡ khác nhau. Những cây quất tươi tốt sai trĩu quả, tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy. Những bông hoa đào màu hồng nhạt tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng, nụ hoa nhỏ nhắn e ấp như màu má người thiếu nữ. Có vài cây mai được chuyển từ miền Nam đến. Sắc hoa vàng rực làm nổi bật cả một góc chợ. Ngoài những loài cây, loài hoa đặc trưng cho ngày Tết, chợ còn bày bán những bông cúc với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng, những đóa hồng, đóa ly kiều diễm đang vươn mình đón ánh nắng mai, bông huệ trắng tinh khôi thì dịu dàng ẩn nấp trong một góc. Sau khi chọn xong một cành đào vừa ý để cắm trong phòng khách, em theo mẹ sang khu bán hoa quả. Mẹ đang lựa những loại quả đẹp mắt để bày mâm ngũ quả trong ngày Tết, gồm có một nải chuối xanh, quả chuối cong cong hình lưỡi liềm, một quả dứa tỏa hương thơm lừng, vài trái cau, trứng gà và quất để bày biện xung quanh.

Vậy là những đồ để bày trên bàn thờ tổ tiên đã xong, tiếp theo, hai mẹ con sang khu thực phẩm để mua đồ làm cỗ. Thực phẩm ngày Tết dường như phong phú hơn hẳn. Đầu tiên là đồ để gói bánh trưng. Những cái lá dong cùng lạt được người bán sắp xếp hết sức gọn gàng. Gạo nếp cùng đỗ được mẹ lựa hết sức cẩn thận. Gạo phải trắng ngần còn đỗ thì hạt phải tròn và mẩy. Em vẫn nhớ mẹ bảo mâm cỗ truyền thống của người Việt phải gồm 8 bát và 8 đĩa. Bên cạnh bánh trưng phải còn có thịt gà, nem rán, thịt đông, xôi gấc, rau củ xào, canh nấm mọc và miến... Sang đến khu gia cầm, những chú gà, vịt được nhốt trong lồng kêu lên ầm ĩ mỗi khi có người ghé qua. Con nào con đấy lông mượt và béo múp. Mẹ cũng không quên sắm cho em một bộ quần áo mới. Khu quần áo ngập tràn màu với đầy đủ các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Tiếng cười nói, mời chào của người mua, người bán làm huyên náo cả khu chợ. Ai cũng tranh thủ mua đồ thật nhanh để còn về sửa sang lại nhà cửa.

Đi chợ Tết khiến em cảm thấy mùa xuân đang đến rất gần, không khí rộn ràng, náo nức ngập tràn khắp muôn nơi. Không chỉ thế, đi chợ Tết còn là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.

Hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê hương của em.

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.

Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
9 tháng 2 2020 lúc 20:18

a)

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về phiên chợ hoa

II. Thân bài

1. Khái quát về phiên chợ

Phiên chợ hoa thường được tổ chức vào ngày 28 đến 30 tháng Chạp, khi nhà nhà đang náo nức chuẩn bị mọi thứ đón chào người khách đặc biệt. Phiên chợ ở ngay trung tâm thành phố. Đất trời đang trong những ngày xuân sắc và đầy sức sống nhất, ấm áp và vui tươi, dễ chịu lạ lùng. Những hạt mưa bay giăng mắc chẳng làm cho những người đi đường bận lòng. Từ xa, có thể thấy những sắc màu rực rỡ như bức tranh sơn mài được tạo hóa tài tình tô điểm, ban tặng cho con người. Từ xa có thể thấy sự nhộn nhịp, đông đúc với tiếng ồn ào, náo nức cùng những hương thơm dịu nhẹ, đặc trưng của những loài hoa đâu đây trên đường.

2. Miêu tả chi tiết

a) Các loài hoa

Bước vào chợ hoa như đang đi lạc vào thể giới thần tiên trong cổ tích mà những bông hoa xinh đẹp như những nàng tiên. Ở ngay đầu chợ là nơi ngự trị của những chậu đào. Những cây đào đầy đủ loại: đào phai, đào bích, đào rừng với những dáng uốn rất mềm mại và công phu. Những cánh hoa mỏng manh, rung rinh trong những chiếc áo hồng phớt hay hồng tươi đầy sức sống. Từng cánh dần dần hé mở, phô chiếc nhị vàng nhìn ra thế giới. Ngay bên cạnh là hàng cây quất. Những cây quất từ loại to đến nhỏ đều có, được đặt trong những chiếc chậu sứ rất tinh tế. Giữa màu xanh mướt của lá xum xuê là những bông hoa trắng tinh thơm dìu dịu và những quả quất đầu tiên to tròn. Đi sâu vào chợ là cả vườn hoa đang lộng lẫy phô sắc. Hoa lay ơn vươn cao với màu đỏ tươi. Những cánh hồng nhung mượt mà với đầy màu sắc. Hoa cúc đại đóa, trăm cánh đều cả trăm. Những bông hoa đang mở cuộc thi sắc đẹp mà khó chọn lấy người đẹp nhất.

b) Con người và các hoạt động

Đi chợ hoa có đầy đủ những lớp người, lửa tuổi. Gương mặt ai ấy đều vui tươi, phấn khởi. Có người đến để ngắm nghía, có người kĩ lưỡng chọn cho mình một cây hoa ưa thích để cho ngày xuân trọn vẹn. Những người bán hoa, mặt ai cũng tươi tỉnh, mời chào nồng nhiệt. Khắp chợ rộn ràng tiếng mời chào, hỏi han, mặc cả, nói chuyện và tiếng cười đùa của trẻ con đến chơi.

3. Ý nghĩa của phiên chợ

Phiên chợ không chỉ là việc mua bán bình thường. Những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất về đây. Những người mua hoa mong chọn cho mình được một cây để có sức sống, mang lại sự tươi tắn và tài lộc cho gia đình. Những bông hoa tô sắc cho ngày xuân, chợ hoa giữ gìn một nét đẹp truyền thống của người Việt.

III. Kết bài

Suy nghĩ của bản thân
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phúc Trần
Xem chi tiết
Nguyên Vương
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Linh
Xem chi tiết
Alex
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Điệp Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Vương Thiên Kim
Xem chi tiết
Taehyng Kim
Xem chi tiết
Thu Pham Ngoc Anh
Xem chi tiết