* Giá trị nghệ thuật:
Biện pháp nhân hóa là nghệ thuật chính trong bài "Con hổ có nghĩa". Đây là câu chuyện kể về loài hổ có ơn, có nghĩa để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Hổ là loiaf thú hung dữ nhưng lại biết cư xử ơn nghĩa với con người. Con người hơn hẳn loài hổ nên càng phỉa biết cư xử có nghĩa, có tình hơn.
* Nội dung:
Truyện "Con hổ có nghĩa" gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.