Sơn Tinh, Thủy Tinh

duyen ta

Em hãy soạn bài : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Tạ Khánh Linh
1 tháng 9 2019 lúc 12:12

I. TÓM TẮT TRUYỆN SƠN TINH, THỦY TINH

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1, từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.

- Đoạn 2, tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Scm Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.

- Đoạn 3, phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với các thời đại vua Hùng, gắn với công cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.

2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.

Trả lời:

Nhân vật chính trong truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

* Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa.

- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các ý nghĩa sau:

- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.

- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.

LUYỆN TẬP

1. Từ truyện Sơn Tinh, Thủv Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng thêm hàng triệu héc ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt, ngăn chặn nó, quyết tâm chiến thắng. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới.

2. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

Trả lời:

Một số tên truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Mai An Tiêm, Sự tích trầu cau.

Bình luận (0)
Kim Thinn
1 tháng 9 2019 lúc 14:07

I. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Khi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương thì Sơn Tinh và Thủy Tinh liền tới cầu hôn. Hai người đều tài giỏi nên vua không biết ai sẽ xứng với con mình hơn, thế là vua Hùng bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.

II. Đọc-hiểu văn bản:

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi thứ một đôi.

Nội dung: Vua Hùng thứ mười tám kén rể cho cô con gái Mị Nương.

Đoạn 2: Tiếp theo đến Thần Nước đành rút quân.

Nội dung: Cuộc thi tài của hai vị thần tài năng.

Kết quả: Thủy Tinh kiệt sức, Sơn Tinh đã thắng.

Đoạn 3: Đoạn còn lại.

Nội dung: Oán hận lâu dài của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

- Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở đầu lịch sử của dân tộc ta.

2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Trả lời:

- Nhân vật chính trong truyện là "Sơn Tinh""Thủy Tinh".

- Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:

Sơn Tinh: Có tài cao phép lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.

Thủy Tinh: Có tài lạ: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn.

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

III. Luyện tập:

1. Hãy kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (có thể kể trước gương hoặc kể cho ai đó trong gia đình nghe).

Trả lời:

- Muốn kể chuyện diễn cảm thì bạn phải nắm vững các sự việc và xác định giọng điệu thích hợp.

+ Vua Hùng kén rể giọng hân hoan.

+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn giọng điệu ngạc nhiên.

+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể giọng điệu thể hiện sự băn khoăn.

+ Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh giọng điệu sôi nổi, dồn dập, hào hùng.

+ Kết quả trận đánh giọng trầm xuống, lắng đọng.

+ Đoạn cuối giọng chậm rãi.

2. Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

- Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho hàng trăm nước xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sảnh xuất của người dân. Việc trồng rừng sẽ góp phần điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất và làm cho bầu không khí trở nên trong lành hơn.

3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

Trả lời:

- Một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết là: Sự tích dưa hấu, Hùng Vương chọn đất đóng đô, vua Hùng dạy dân cấy lúa, vua Hùng trồng kê tra lúa, Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh giầy, Con Rồng cháu Tiên, Trọng Thủy - Mị Châu,...

Chúc bạn học tốt!!!vui

Bình luận (0)
momochi
1 tháng 9 2019 lúc 16:14

1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

* Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

Trả lời:

- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:

+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

Trả lời:

Truyện có ý nghĩa sau:

- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.

LUYỆN TẬP

1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?

Trả lời:

Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiền như: người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ.

Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cuội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.

2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.

Trả lời:

Học sinh kể lại với các yêu cầu sau:

- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.

- Cố gắng dùng lời văn của cá nhân để kể

- Kể diễn cảm.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
1 tháng 9 2019 lúc 12:11

Tham khảo:

Câu 1: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm 3 phần:

- Từ đầu đến “ một đôi”: vua Hùng kén rể.

- Tiếp theo đến “rút quân”: Sơn Tinh – Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.

- Còn lại: Thủy Tinh trả thù hằng năm.

Truyện gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18.

Câu 2: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

* Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.

- Thủy Tinh – thần nước.

* Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.

Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.

Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.

- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” muốn giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt hằng năm xảy ra ở miền Bắc nước ta và sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Mai Linh
Xem chi tiết
Ánh Aries
Xem chi tiết
don
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Ngọc quân
Xem chi tiết
Trần Linh
Xem chi tiết
 nguyen huy tuan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết