Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Nguyễn

em hãy phân tích bài văn cây tre việt nam

nguyễn thu thảo
28 tháng 6 2018 lúc 21:44

Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta có thể kể đến bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy và không thể không nhắc đến tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng:“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, … được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” . Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam, những vẻ đẹp, khí chất của tre cũng chính là phẩm chất cao quý của dân tộc ta.

Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó.

Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” , đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ“bóng tre” “dưới bóng tre” được điệp đi điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.

Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan, ác liệt tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh,… vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.

Kết lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút,… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Hắc Hường
28 tháng 6 2018 lúc 21:44

Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta có thể kể đến bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy và không thể không nhắc đến tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, … được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” . Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam, những vẻ đẹp, khí chất của tre cũng chính là phẩm chất cao quý của dân tộc ta.

Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó.

Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” , đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ “bóng tre” “dưới bóng tre” được điệp đi điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.

Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan, ác liệt tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh,… vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.

Kết lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút,… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Mặc Chinh Vũ
28 tháng 6 2018 lúc 21:50

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bai thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.

Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”

phan tich bai tho tre viet nam cua nguyen duy

Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

Thứ hai, cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời , tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu.

Thứ ba là vẻ đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của đất trời:

“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Khổ thơ cuối nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng:

“Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau. . .
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

Sự truyền nối tre già măng mọc là truyền sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre rồi. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau thì thì đất vẫn mang một màu xanh của những cây tre xanh ấy. Điệp từ mai sau kết hợp với câu thơ cuối với điệp từ “xanh” thể hiện cảnh vật nước Việt luôn xanh màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.

Qua đây ta thấy Nguyễn Duy không nói tre xanh như Thép Mới : “Tre anh hùng lao động, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” mà đi miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta.

Nguyễn Thanh Huyền
28 tháng 6 2018 lúc 22:11

Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta có thể kể đến bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy và không thể không nhắc đến tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng:“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, … được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” . Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam, những vẻ đẹp, khí chất của tre cũng chính là phẩm chất cao quý của dân tộc ta.

Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó.

Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” , đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ“bóng tre” “dưới bóng tre” được điệp đi điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.

Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan, ác liệt tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh,… vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.

Kết lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút,… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

~ Tham khảo

Huỳnh Thị Thu Quỳnh
29 tháng 6 2018 lúc 5:57
Phạm Quốc Anh
Chủ nhật, ngày 19/03/2017 20:00:46
I- Tác giả
Tiết 109 - Văn bản: Cây tre Việt Nam
(Thép Mới)
- Tên khai sinh Hà Văn Lộc bút danh khác là ánh Hồng.
- Ông từng là phó tổng biên tập báo nhân dân, uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn.
- Các tác phẩm và thể loại chính:
+ Thuyết minh phim.
+ Các tập bút kí.

II.Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 “Cây tre...chí khí như người”
Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam
+ Phần 2 “ Nhà thơ... của trúc của tre”
Sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
+ Phần 3 “ Tre già...dân tộc Việt Nam”
Cây tre với con người Việt Nam trong tương lai

III. Tìm hiểu văn bản.
1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam
- ở đâu tre cũng xanh tốt.
- Dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn.
-Thanh cao,giản dị, chí khí như người.
=>(Tính từ, nhân hóa, so sánh)
-> Đẹp bình dị, có sức sống mãnh liệt, nhiều phẩm chất quý báu.

2. Tre gắn bó với con người Việt Nam
a/ Trong đời sống và sản xuất
- Bóng tre trùm lên âu yếm…
- Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
=> Nhân hóa
->Tre: Như một người bạn, một thành viên trong gia đình.

b/ Trong chiến đấu
- Là đồng chí…
- Tre :
+ chống lại
+ xung phong
+ giữ
+ hi sinh
- Tre, anh hùng lao động!
-Tre, anh hùng chiến đấu!
=>Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ
-> Dũng cảm, kiên cường

3/ Cảm nghĩ về cây Tre Việt Nam của tác giả
- là khúc nhạc đồng quê
- còn mãi
- là bóng mát
- là biểu tượng cao quý của dân tộc
=>điệp từ “là”
->khẳng định mối quan hệ
khăng khít giữa cây tre với dân tộc
-> Hình ảnh măng non mọc thẳng => biểu tượng của thế hệ trẻ -tương lai của đất nước-> hình ảnh ẩn dụ
=> Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam
Lương Thị Diệu Linh
29 tháng 6 2018 lúc 8:01

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bai thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ

Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”

Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

Thứ hai, cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời , tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu.

Thứ ba là vẻ đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của đất trời:

“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Khổ thơ cuối nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng:

“Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau. . .
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

Sự truyền nối tre già măng mọc là truyền sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre rồi. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau thì thì đất vẫn mang một màu xanh của những cây tre xanh ấy. Điệp từ mai sau kết hợp với câu thơ cuối với điệp từ “xanh” thể hiện cảnh vật nước Việt luôn xanh màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.

Qua đây ta thấy Nguyễn Duy không nói tre xanh như thép mới : “Tre anh hùng lao đông, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” mà đi miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta.

học tốt!yeuyeuyeu

Aoi Kiriya
29 tháng 6 2018 lúc 8:14

Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta có thể kể đến bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy và không thể không nhắc đến tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng:“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, … được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” . Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam, những vẻ đẹp, khí chất của tre cũng chính là phẩm chất cao quý của dân tộc ta.

Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó.

Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” , đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ“bóng tre” “dưới bóng tre” được điệp đi điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.

Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan, ác liệt tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh,… vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.

Kết lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút,… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Aoi Kiriya
29 tháng 6 2018 lúc 8:15
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Với nhiều phẩm chất quý báu, nó đã trở thành biểu tượng về đất nước Việt Nam, về dân tộc Việt Nam. Toàn bộ nội dung ấy được diễn đạt trong một bài văn thể kí nghiêng vẻ phía tuỳ bút chính luận. Cho dù là lời thuyết minh cho một cuốn phim với tất cả sự phụ thuộc vào kịch bản, người viết vẫn phát huy được bản sắc của mình bằng lối văn giàu hình ảnh và nhạc điệu. Tất cả thống nhất trong một bố cục chặt chẽ của tư duy. Đây là một trong những bài văn xuôi hiếm có của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. 1. Văn bản thuyết minh bắt đầu bằng một nhận xét bao trùm, có sức khái quát cho toàn bài : "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", rồi ngay sau đó để chứng minh, người viết đi vào luận điểm đầu tiên : cây tre Việt Nam là loài cây độc đáo nhất trong các loài cây. Ý thức khẳng định bằng phép so sánh này đã có một cách làm trực tiếp : đặt cây tre vào vùng thiên nhiên nhiệt đới của "muôn ngàn cây lá khác nhau". Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý) nhưng là nhằm nhấn mạnh về quan hệ "thân thuộc nhất" với con người thì không gì bằng nứa bằng tre. Để tránh sự ngộ nhận, chủ quan, với cách viết dụng công và tâm huyết, ông trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có ấn tượng thị giác rất cao : "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi...". Nếu hình dung cách viết này như một thứ ống kính quay phim, ta có một cái nhìn ở hai cấp độ : viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân mật làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ấy là chưa nói sự cất cánh của lời văn bằng nhạc, một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hoà. Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3-3, 6-6. Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy - từ cảm xúc vang lên như những bài thơ. Mạch cảm hứng dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất. Vẫn với phương pháp so sánh, vẫn với lối văn trùng điệp, vẫn những nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc áo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào : "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt", và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng : mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại "chí khí" như người, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta bỗng giật mình : đường biên phân định giữa cây tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa. 2. Ý tưởng "cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam" từ đoạn hai trở đi mới rõ. Dưới "bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn", hiện ra toàn bộ đời sống con người từ ăn, ờ, lam làm, tập quán, phong tục, buồn vui, từ dựng nhà dựng cửa, lấy vợ lấy chồng (hai trong ba việc hệ trọng : tậu trâu, cưới vợ, làm nhà), sinh ra và mất đi, "tre với mình, sống có nhau, chết có nhau chung thuỷ". Trong đoạn văn quan trọng này, về cấu trúc có sự kết hợp đan cài giữa chiều ngang và chiều dọc về chiều ngang, ta nhận ra thấp thoáng mái chùa cổ kính, nền văn hoá nông tang, những công việc hằng ngày, cả những nhọc nhằn giần sàng, xay, giã. Tre chẻ lạt gói bánh chưng mỗi lần tết đến, niềm vui của trẻ thơ, phút khoan khoái của tuổi già, tre đã chia sẻ với người khăng khít, thuỷ chung. Còn về chiều đọc, nhằm gắn kết, gia cố sự bền chặt, tác giả đã nhấn mạnh yếu tố thời gian : "mái đình cổ kính", "nền văn hoá lâu đời", "đã từ lâu", "đời đời, kiếp kiếp", "đã mấy nghìn năm". Đó chính là chiều dài bốn nghìn năm lịch sử. Riêng về yếu tố văn hoá, nếu nghĩ cho sâu, nó không chỉ thể hiện bằng chất liệu vật thể mà còn có cả nền văn hoá phi vật thể. Đó là những câu hát, những tâm sự, cách so sánh ví von. Đoạn hai của bài có ba câu thơ thì bắt đầu bằng câu thơ của thời đại mới ("Bóng tre trùm mát rượi"). Sau đó, hình như dể xâu chuỗi với tâm hồn dân tộc thì một câu thơ là tâm sự mùa màng, còn một câu nữa là khúc hát giao duyên. Câu thứ nhất, tâm sự cùng tre làm ta nhớ đến nỗi niềm của người nông dân với con trâu quen thuộc: "Trâu ơi ta bảo trâu này". Còn chất nhạc nếu là ưu điểm nổi bật của bài văn, thì ở đoạn này hiện ra rất rõ. Đó là cách nói có vần và nhịp điệu, nhất là nhịp điệu, chẳng hạn câu : "Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa". Nhất là câu : "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc". Có thể nói : ít có đoạn nào mà bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm của người viết đã gửi gắm tài hoa và chắt lọc vào từng câu, từng chữ như ở đoạn này. 3. Nếu đoạn hai, nói vai trò của cây tre trong sự nghiệp dựng nước thì đoạn ba lại khẳng định vị trí của cây tre trong công cuộc giữ nước. Vì sự bất khuất, can trường vốn cũng là một thuộc tính của tre. Tác giả có nhắc tới ý của người xưa : "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Đúng, ngay thẳng vốn là khí tiết, là cách ứng xứ của trúc, của tre: "Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đổng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tư thế của tre là lăn xả vào cái ác dù cái ác mạnh đến chừng nào để giữ gìn non sông, đạo lí và cũng là để chung thuỷ với phẩm chất của tre. Yếu tố trữ tình một lần nữa lại được phát huy. Nhưng ở đoạn này nó còn gắn liền với tính chính luận. Để liên kết với đoạn trên cũng là để làm hiện lên một chân dung nguyên khối của cây tre, người viết luôn luôn lưu ý : "Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc". Và kì lạ thay, nếu ở đoạn trên, chiếc cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, sự chịu đựng đến mức bền bỉ, dẻo dai thì đến đày, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm nào đuổi giặc Ân cứu nước. 4. Đoạn cuối của bài văn là một phác thảo về cây tre trên con đường đi tới để liên kết giữa hiện tại, quá khứ với tương lai. Đây mới là những dự cảm. Và, tuy mới chỉ là dự cảm, nhưng vì nói đến tương lai, nó thật là náo nức : "Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi...". Sử dụng văn chương như một thứ nhạc nền nhằm thuyết minh thì sức thuyết phục của nó có cả từ lời lẫn nhạc. Bởi nó bay bổng dĩ nhiên, nhưng ở trường hợp này, nó còn là lời của câu thơ cũ, thơ của lớp người cắp sách ngày xưa. Vì vậy, thật xao xuyến, bâng khuâng, man mác. Nó - "tre già măng mọc", nối liền với tâm hồn trẻ thơ bây giờ, và cả những ngày mai sắp tới. Và có lẽ vì là nhạc của trúc, của tre của thời đại mới, nó không còn là lời ca của những mối tình quê cái thuở ban đầu, nó là tiếng hát của lớp trẻ thơ măng mọc thẳng : Diều bay, diều lá tre bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời... Đó là lời của tre, trúc hay là lời của một thời đại đang bay mà phơi phới, rộn ràng, khấp khởi ? Hồi kết của đoạn văn vừa là khúc tâm tình vừa khơi gợi lời nhấn nhủ : "Các em, các em rồi đây lớn lên...". Cây tre vật chất Việt Nam dĩ nhiên không thay thế được xi măng, sắt thép, nhưng người bạn son sắt thuỷ chung ấy ít nhất cũng là một nhân chứng chia vui. Còn "cây tre tinh thần" vẫn là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, là cổng chào thắng lợi. Nó vẫn bền chặt với con người, còn tri kỉ, tri âm mãi mãi. Câu văn chính luận cuối cùng như một cách đóng đinh vào ý tưởng : "Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". 5. Về nghệ thuật, trước hết người đọc dễ dàng nhận ra : "Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật. Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước : "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính". Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.
Aoi Kiriya
29 tháng 6 2018 lúc 8:16

Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.

Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bấc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc diếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trèn giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau Mai sau Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...
(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Mặc Chinh Vũ
28 tháng 6 2018 lúc 21:47

Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.

Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau

Mai sau

Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .

Mặc Chinh Vũ
28 tháng 6 2018 lúc 21:47
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Với nhiều phẩm chất quý báu, nó đã trở thành biểu tượng về đất nước Việt Nam, về dân tộc Việt Nam. Toàn bộ nội dung ấy được diễn đạt trong một bài văn thể kí nghiêng vẻ phía tuỳ bút chính luận. Cho dù là lời thuyết minh cho một cuốn phim với tất cả sự phụ thuộc vào kịch bản, người viết vẫn phát huy được bản sắc của mình bằng lối văn giàu hình ảnh và nhạc điệu. Tất cả thống nhất trong một bố cục chặt chẽ của tư duy. Đây là một trong những bài văn xuôi hiếm có của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. 1. Văn bản thuyết minh bắt đầu bằng một nhận xét bao trùm, có sức khái quát cho toàn bài : "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", rồi ngay sau đó để chứng minh, người viết đi vào luận điểm đầu tiên : cây tre Việt Nam là loài cây độc đáo nhất trong các loài cây. Ý thức khẳng định bằng phép so sánh này đã có một cách làm trực tiếp : đặt cây tre vào vùng thiên nhiên nhiệt đới của "muôn ngàn cây lá khác nhau". Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý) nhưng là nhằm nhấn mạnh về quan hệ "thân thuộc nhất" với con người thì không gì bằng nứa bằng tre. Để tránh sự ngộ nhận, chủ quan, với cách viết dụng công và tâm huyết, ông trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có ấn tượng thị giác rất cao : "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi...". Nếu hình dung cách viết này như một thứ ống kính quay phim, ta có một cái nhìn ở hai cấp độ : viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân mật làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ấy là chưa nói sự cất cánh của lời văn bằng nhạc, một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hoà. Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3-3, 6-6. Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy - từ cảm xúc vang lên như những bài thơ. Mạch cảm hứng dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất. Vẫn với phương pháp so sánh, vẫn với lối văn trùng điệp, vẫn những nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc áo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào : "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt", và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng : mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại "chí khí" như người, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta bỗng giật mình : đường biên phân định giữa cây tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa. 2. Ý tưởng "cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam" từ đoạn hai trở đi mới rõ. Dưới "bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn", hiện ra toàn bộ đời sống con người từ ăn, ờ, lam làm, tập quán, phong tục, buồn vui, từ dựng nhà dựng cửa, lấy vợ lấy chồng (hai trong ba việc hệ trọng : tậu trâu, cưới vợ, làm nhà), sinh ra và mất đi, "tre với mình, sống có nhau, chết có nhau chung thuỷ". Trong đoạn văn quan trọng này, về cấu trúc có sự kết hợp đan cài giữa chiều ngang và chiều dọc về chiều ngang, ta nhận ra thấp thoáng mái chùa cổ kính, nền văn hoá nông tang, những công việc hằng ngày, cả những nhọc nhằn giần sàng, xay, giã. Tre chẻ lạt gói bánh chưng mỗi lần tết đến, niềm vui của trẻ thơ, phút khoan khoái của tuổi già, tre đã chia sẻ với người khăng khít, thuỷ chung. Còn về chiều đọc, nhằm gắn kết, gia cố sự bền chặt, tác giả đã nhấn mạnh yếu tố thời gian : "mái đình cổ kính", "nền văn hoá lâu đời", "đã từ lâu", "đời đời, kiếp kiếp", "đã mấy nghìn năm". Đó chính là chiều dài bốn nghìn năm lịch sử. Riêng về yếu tố văn hoá, nếu nghĩ cho sâu, nó không chỉ thể hiện bằng chất liệu vật thể mà còn có cả nền văn hoá phi vật thể. Đó là những câu hát, những tâm sự, cách so sánh ví von. Đoạn hai của bài có ba câu thơ thì bắt đầu bằng câu thơ của thời đại mới ("Bóng tre trùm mát rượi"). Sau đó, hình như dể xâu chuỗi với tâm hồn dân tộc thì một câu thơ là tâm sự mùa màng, còn một câu nữa là khúc hát giao duyên. Câu thứ nhất, tâm sự cùng tre làm ta nhớ đến nỗi niềm của người nông dân với con trâu quen thuộc: "Trâu ơi ta bảo trâu này". Còn chất nhạc nếu là ưu điểm nổi bật của bài văn, thì ở đoạn này hiện ra rất rõ. Đó là cách nói có vần và nhịp điệu, nhất là nhịp điệu, chẳng hạn câu : "Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa". Nhất là câu : "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc". Có thể nói : ít có đoạn nào mà bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm của người viết đã gửi gắm tài hoa và chắt lọc vào từng câu, từng chữ như ở đoạn này. 3. Nếu đoạn hai, nói vai trò của cây tre trong sự nghiệp dựng nước thì đoạn ba lại khẳng định vị trí của cây tre trong công cuộc giữ nước. Vì sự bất khuất, can trường vốn cũng là một thuộc tính của tre. Tác giả có nhắc tới ý của người xưa : "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Đúng, ngay thẳng vốn là khí tiết, là cách ứng xứ của trúc, của tre: "Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đổng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tư thế của tre là lăn xả vào cái ác dù cái ác mạnh đến chừng nào để giữ gìn non sông, đạo lí và cũng là để chung thuỷ với phẩm chất của tre. Yếu tố trữ tình một lần nữa lại được phát huy. Nhưng ở đoạn này nó còn gắn liền với tính chính luận. Để liên kết với đoạn trên cũng là để làm hiện lên một chân dung nguyên khối của cây tre, người viết luôn luôn lưu ý : "Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc". Và kì lạ thay, nếu ở đoạn trên, chiếc cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, sự chịu đựng đến mức bền bỉ, dẻo dai thì đến đày, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm nào đuổi giặc Ân cứu nước. 4. Đoạn cuối của bài văn là một phác thảo về cây tre trên con đường đi tới để liên kết giữa hiện tại, quá khứ với tương lai. Đây mới là những dự cảm. Và, tuy mới chỉ là dự cảm, nhưng vì nói đến tương lai, nó thật là náo nức : "Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi...". Sử dụng văn chương như một thứ nhạc nền nhằm thuyết minh thì sức thuyết phục của nó có cả từ lời lẫn nhạc. Bởi nó bay bổng dĩ nhiên, nhưng ở trường hợp này, nó còn là lời của câu thơ cũ, thơ của lớp người cắp sách ngày xưa. Vì vậy, thật xao xuyến, bâng khuâng, man mác. Nó - "tre già măng mọc", nối liền với tâm hồn trẻ thơ bây giờ, và cả những ngày mai sắp tới. Và có lẽ vì là nhạc của trúc, của tre của thời đại mới, nó không còn là lời ca của những mối tình quê cái thuở ban đầu, nó là tiếng hát của lớp trẻ thơ măng mọc thẳng : Diều bay, diều lá tre bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời... Đó là lời của tre, trúc hay là lời của một thời đại đang bay mà phơi phới, rộn ràng, khấp khởi ? Hồi kết của đoạn văn vừa là khúc tâm tình vừa khơi gợi lời nhấn nhủ : "Các em, các em rồi đây lớn lên...". Cây tre vật chất Việt Nam dĩ nhiên không thay thế được xi măng, sắt thép, nhưng người bạn son sắt thuỷ chung ấy ít nhất cũng là một nhân chứng chia vui. Còn "cây tre tinh thần" vẫn là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, là cổng chào thắng lợi. Nó vẫn bền chặt với con người, còn tri kỉ, tri âm mãi mãi. Câu văn chính luận cuối cùng như một cách đóng đinh vào ý tưởng : "Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". 5. Về nghệ thuật, trước hết người đọc dễ dàng nhận ra : "Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật. Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước : "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính". Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.
Mặc Chinh Vũ
28 tháng 6 2018 lúc 21:48

Cây tre là một loài cây vô cùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở những vùng quê nghèo. Cây tre không chỉ hữu ích trong sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp mà trong chiến tranh tre còn là những vũ khí lợi hại khiến cho quân địch vô cùng khiếp sợ. Không biết từ bao giờ cây tre cũng đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam. Viết về hình ảnh cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ thể hiện được vai trò của tre trong đời sống mà còn dựng lên được biểu tượng độc đáo về cây tre trong bài thơ “Tre Việt Nam”.

Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự trăn trở, suy tư về nguồn gốc, thời điểm xuất hiện của cây tre:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”

Hình ảnh những hàng tre xanh đã trở lên vô cùng quen thuộc với con người Việt Nam,đặc biệt là ở những vùng quê. Người ta chỉ biết tên gọi, đặc điểm của tre mà ít ai biết được nguồn gốc, cũng như thời gian xuất hiện của cây tre. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã thể hiện sự băn khoăn về điều này “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ”. Trong những câu chuyện kể của bà, trong những khúc hát ru của mẹ cây tre đã xuất hiện nhưng thời gian nó xuất hiện là bao giờ thì không ai biết được.

“Thân gầy gộc, lá mong manh

Mà sao lên lũy, lên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu”

Nếu như ở khổ thơ đầu, tác giả thể hiện sự trăn trở về thời gian xuất hiện của cây tre thì ở khổ thơ tiếp theo, tác giả đã nói đến những đặc tính đầy đặc biệt của cây tre. Tre là loài cây có thân nhỏ, dài, có đốt, lá nhỏ và dài “Thân gầy gộc, lá mong manh”. Mong manh là vậy nhưng tre vẫn tạo thành những bụi tre, lũy tre đầy kiên cố. Nói về sức sinh tồn mạnh mẽ của cây tre, tác giả đã thể hiện sự cảm thán về sự kiên cường, mạnh mẽ ấy. Tre có thể tồn tại ở bất kì điều kiện khắc nghiệt nào, dù đất sỏi, đá vôi thì tre vẫn vươn lên xanh tươi.

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre cao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù”

Đến đây, ta có thể thấy nhà thơ Nguyễn Duy không đơn thuần nói về cây tre nữa mà nó đã trở thành biểu tượng tính cách của con người Việt Nam, cần cù, kiên cường. Theo cách lí giải của nhà văn, đất cằn cỗi vốn không làm khó được sự vươn lên của những cây tre bởi chúng biết tận dụng được những yếu tố tự nhiên của đất “Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều”, kiên cường tồn tại, khăc phục những khó khăn cũng như những con người Việt Nam trong việc khắc phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống cho mình. Và quan trọng hơn hết là tre không chê đất nghèo, hoàn cảnh sinh tồn khó khăn thì sự cần cù, kiên cường được đẩy lên cao độ. Hay nói cách khác hoàn cảnh sống đã tạo nên sự kiên cường, bất khuất của tre.

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà lên hỡi người”

Từ đặc tính sinh tồn của loài tre, thường sống thành cụm, thành lũy. Vì sống quần thể như vậy nên tre dù mỏng manh, nhỏ bé nhưng không có bão giông, mưa lớn nào có thể quật ngã nó. Từ đặc tính của tre, nhà thơ Nguyễn Duy hướng người đọc đến những con người Việt Nam, đó là những người dân nghèo cùng sống trong một hoàn cảnh nhiều khó khăn nhưng họ luôn đoàn kết cùng nhau sinh tồn cùng nhau chiến đấu bảo vệ cuộc sống của mình. Đây cũng là lí do vì sao Thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ là những cường quốc với vũ khí hiện đại, tối tân nhưng đều thất bại trước dân tộc Việt Nam nhỏ bé. Con người Việt Nam luôn đề cao tinh thần đoàn kết, thế hệ sau kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thế trước:

“Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu”

Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Du không chỉ hướng đến việc miêu tả hình ảnh, đặc tính sinh học của cây tre. Mà qua hình ảnh cây tre tác giả còn hướng người đọc đến hình ảnh của những con người Việt Nam trong đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng như sự kiên cường trong chiến đấu.


Các câu hỏi tương tự
Hồng Gấm
Xem chi tiết
Dương Tài
Xem chi tiết
Phạm Trí Toàn
Xem chi tiết
đăng phước thành
Xem chi tiết
vinh quyen
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
Xem chi tiết
Chị Xu
Xem chi tiết
Bé Bơ ocê
Xem chi tiết
Chị Xu
Xem chi tiết