Con Rồng, Cháu Tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mi Nguyễn

EM BÉ THÔNG MINH :

Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM :

Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.

Diệu Huyền
4 tháng 10 2019 lúc 8:00
Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần. Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường. Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con. Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài. Cậu bé thông minh đã lần lượt trải qua những thử thách theo cấp độ khó tăng dần, yêu cầu, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, giải những bài toán thực tế hóc búa. Lần thứ nhất: là lời đố của viên quan chỉ liên quan đến hai bố con. Lần thứ hai: lời đố của nhà vua liên quan đến cả dân làng. Lần thứ ba: cũng là của vua, có mục đích khẳng định thực tài của cậu bé. Lần thứ tư: là câu đó của viên sứ thần, nó không chỉ là thách đố với bản thân mà còn danh dự của cả dân tộc.

==> Qua đó người đọc càng ngày càng thấy rõ được sự thông minh, nhanh nhạy của cậu bé, một tài năng xuất chúng.

Kim Thinn
4 tháng 10 2019 lúc 9:02

Đây là bài làm chính chủ nha!

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM :

Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.

- Nhuệ khí ngày một tăng và làm cho quân Minh bặt vía.

- Không phải trốn tránh mà xông xáo đi tìm giặc.

- Không phải ăn uống cực khổ mà có những kho lương mới do giặc tiếp tế.

- Mở đường cho họ đánh thắng giặc Minh.

Trương Thanh Hà
22 tháng 10 2019 lúc 21:29

EM BÉ THÔNG MINH

* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

- Lần 1: trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

- Lần 2: giải được câu đố của vua đối với dân làng: 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực phải nuôi làm sao cho ba con trâu đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

* Sự thử thách càng ngày càng khó vì:

- Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài.

- Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Từ khi có gươm thần, công cuộc đánh ngoại xâm có nhiều thay đổi: nhuệ khí tăng lên, thanh gươm thần tung hoành khắp nơi làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi và đặc biệt, họ không phải trốn tránh như xưa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh.

Khách vãng lai đã xóa
pham thi bich
9 tháng 11 2019 lúc 19:00

trả lời từng câu nha

+ Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua 4 lần,lần sau có khó hơn lần trước

Vì lần thách đó sau khó hơn lần thách đó trước và điều đó thể hiện ở chính nội dung, yêu cầu của câu đố.mặt khác nó còn bộc lộ những đối tượng thành phần giải đố

Trong mỗi lần thử thách , em bé đã dùng chí thông minh của mình để giải lại những câu đố oái oăm của viên quan như

+Lần 1:đố lại viên quan như gậy ông đập lưng ông vậy

+Lần 2:bắt nhà vua phải nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng

+Lần 3:Đố lại nhà vuađiều này như câu 1 cùng là gậy ông đập lưng ông

+Lần 4:dùng kinh nghiệm dân gian để đó câu đó khó này

Những cách ấy phi lí ở chỗ em bé đã không dựa vào kiến thức sách vở mà lại sử dụng luôn kiến thức trong thực tế cho cả người mà ra câu đố và người chứng kiến bị bất ngờ, thán phục tài năng của em bé

BẠN CÓ THỂ TÓM TẮT NHA

Khách vãng lai đã xóa
Le Sy Nguyen
15 tháng 11 2019 lúc 20:36

Em bé trải qua 4 lần thử thách

Lần sau khó hơn lần trước vì xét về người đố , người giải đố và nội dung câu đố

Em bé đố lại viên quan , nhà vua làm cho họ tự nhận ra sự vô lí của mình , dùng kinh nghiệm dân gian

Câu đố lí thú ở điểm làm cho người ra câu đó rơi vào thế bí và tự nhận ra sự vô lí

từ khi có gươm thần nhuệ khí của quân khởi nghĩa ngày một tăng ,làm cho quân Minh bạt vía , họ không trốn tránh mà xông ra tìm giặc , ho không ăn uống khổ sở nhu truoc nua ma xông xáo lương thực chiếm tự giặc tiếp tế cho họ và họ đánh đến khi không còn một tên giặc trên đất nước

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thảo Anh
Xem chi tiết
Phùng Khắc Hưng
Xem chi tiết
nguyễn hải linh
Xem chi tiết
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Quang
Xem chi tiết
AFK_AS MOBILE
Xem chi tiết
Phạm Nhi
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Như Phát
Xem chi tiết