Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thượng nguyễn minh thư

Động từ là gì? Phân loại động từ. Nêu đặc điểm và chức năng ngữ pháp của động từ. Đặt câu minh họa.

Nguyễn Linh
3 tháng 12 2017 lúc 12:01

- Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá).

- Động từ thường làm vị ngữ nhưng cũng có lúc làm chủ ngữ.

+ Cô ấy hát.

+ Họ đang học bài.

Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 12 2017 lúc 12:07

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...

Tôi đang đi bộ.

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Lưu Phương Ly
3 tháng 12 2017 lúc 14:02

- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

-

Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:

- Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.

- Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói:Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. (Sẽ nói rõ thêm ở chương sau)

Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từngoại động từ.

+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.

+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.

Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ đang đào đườngĐường đang bị họ đào.

- Chức vụ ngữ pháp chủ yếu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...

Ví dụ: - Có anh tính hay khoe của.

Hoàng Thị Thanh thảo
4 tháng 12 2017 lúc 18:30

- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật.

- Thường kết hợp với các từu như: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,... để tạo thành các cụm động từ.

-Có 2 loại chính:

+Động từ tình thái (mong, toan, định, cần, bị, phải,...)

+Động từ chỉ hành động (ăn, cắt, tặng, chạy,...; sợ, thích, yêu, ghét, hiểu, hy vong,...)


Các câu hỏi tương tự
Xin chờ thông tin từ bạn
Xem chi tiết
Đặng Chí Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
Xem chi tiết
Trình Khánh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Sơn
Xem chi tiết
thượng nguyễn minh thư
Xem chi tiết
Sakura kinomoto
Xem chi tiết
Meow - Kun
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Ngọc
Xem chi tiết