hãy viết câu chủ đề nêu cảm nghĩ về nhân vật đánh cá trong truyện:" Ông lão đánh cá và con cá vàng"
Đề 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể về một việc tốt mà em đã làm.
(Đó có thể là việc em giúp đỡ bạn bè trong giờ học, em xách đồ giúp người phụ nữ có thai, em dẫn người già qua đường,...)
Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em muốn kể. Kết quả của việc em đã làm.
Thân bài : Kể lại câu chuyện.
- Việc tốt em đã làm là việc gì?
- Thời gian và địa điểm.
- Sự việc bắt đầu từ đâu? Diễn ra như thế nào? Kết thúc?
- Sau khi làm việc tốt em cảm thấy như thế nào? (vui, hãnh diện,...)
Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi làm việc tốt.
Đề 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,...)
Mở bài: Lỗi em mắc là lỗi gì? Trong hoàn cảnh nào?
Thân bài:
- Diễn biến sự việc:
+ Thời gian, địa điểm, người mắc lỗi, người chịu hậu quả.
+ Nguyên nhân mắc lỗi.
+ Hậu quả của lỗi đó.
- Suy nghĩ, cảm nhận của em: ân hận, hối lỗi.
- Em đã khắc phục lỗi như thế nào?
Kết bài: Bài học rút ra và lời khuyên cho các bạn.
Đề 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Mở bài: Giới thiệu khái quát về người em sắp kể. Tại sao em lại muốn kể về thầy, cô đó.
Thân bài:
- Về hình dáng, phong thái người thầy, cô (vẻ ngoài điềm đạm, chững chạc, miêu tả khuôn mặt dáng người,...)
- Tính cách mà em yêu quý (hòa đồng, vui vẻ, yêu trò, tâm huyết với nghề,...)
- Kỉ niệm sâu sắc của em với thầy, cô mà em nhớ là gì?
- Em có còn học thầy cô không? Nếu có, em đã làm gì để thầy cô vui lòng. Nếu không, em có nên thường xuyên về thăm thầy cô không?
Kết bài: Tình cảm của em với thầy cô sâu sắc ra sao. Em nên cố gắng học tập để xứng đáng với tình cảm với người thầy đáng kính ấy.
Đề 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Mở bài: “Thời thơ ấu” là quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Mỗi kỉ niệm của thời thơ ấu sẽ ghi dấu rất mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người.
Kỉ niệm mà em muốn kể là gì? (cánh diều tuổi thơ, trưa hè đội nắng, mái trường và những người bạn, gia đình, khi em giúp đỡ người khác, khi em mắc lỗi,...)
Thân bài:
- Thời gian, địa điểm.
- Sự việc diễn ra như thế nào: Bắt đầu, diễn biến, những người liên quan.
- Đó là kỉ niệm buồn hay vui.
- Ấn tượng em nhớ nhất từ kỉ niệm đó.
Kết bài: Những mơ ước của em từ kỉ niệm đó. Trong kí ức bản thân, kỉ niệm đó giữ vai trò thế nào.
Đề 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Mở bài: Tấm gương mà em sắp kể là ai? Người đó đã làm việc tốt gì? (thành tích học tập, sự yêu mến của mọi người, bạn ấy hướng dẫn bạn bè học tập, ...)
Thân bài:
- Những điểm nổi bật của tấm gương em kể:
+ Hoàn cảnh gia đình (nếu bạn là tấm gương về học tập)
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống lành mạnh.
+ Quan hệ với bạn bè, thầy cô.
- Kỉ niệm sâu sắc của bạn với em.
- Em học hỏi được những gì cần cố gắng khi nhìn vào tấm gương mẫu mực ấy.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về bạn (tự hào, thán phục); Em cần cố gắng học tập bạn.
CHO BIET TRUOC DAN Y
viết cảm nhận của em về thái độ của mụ vợ đối với ông lão ( truyện ông lão đánh cá và con cá vàng ) bằng một đoạn văn ngắn
Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự tăng tiến, trình tự thời gian. Cho thấy lòng tham vô đáy của mụ vợ tăng lên, mang ý nghĩa phê phán rõ ràng:
- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá hứa trả ơn và ông thả cá đi không đòi hỏi.
- Vợ ông lão bắt ông ra biển đòi hỏi cá trả ơn (5 lần):
+ Xin cái máng lớn.
+ Xin cái nhà đẹp.
+ Xin cho mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân.
+ Xin cho mụ vợ được làm nữ hoàng.
+ Xin cho mụ vợ làm Long Vương.
- Mụ vợ bị trừng phạt. Vợ chồng ông lão trở về cuộc sống trước kia.
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc và trả lời câu hỏi
Sự việc trong bài văn kể theo thứ tự ngược:
- (1): Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
- (2): Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.
- (3): Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người.
- (4): Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.
Thứ tự thực tế phải là: 4 → 3 → 2 → 1
Kể theo thứ tự ngược tạo sự bất ngờ, thú vị, nhấn mạnh ý nghĩa bài học.
Luyện tậpCâu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Câu chuyện được kể không theo trình tự thời gian (trình tự ngược). Theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Yếu tố hồi tưởng hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra; là yếu tố có tác dụng làm cơ sở cho thứ tự kể.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài:
- Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
- Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài:
- Cảnh dọc đường đi:
+ Phong cảnh, những nét đặc biệt.
+ Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
- Đến nơi:
+ Hoạt động đầu tiên.
+ Những hoạt động nổi bật, thú vị (chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với tả).
- Kết thúc chuyến đi:
+ Chuẩn bị trở về.
+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài:
+ Suy nghĩ về chuyến đi.
+ Mong ước.
1. Viết bài văn ngắn kể cho người thân nghe về một chuyến đi hoặc về công việc trong một ngày của em:
2*.Đọc lại bài văn kể chuyện em vừa viết và cho biết : Em kể chuyện theo thứ tự nào ? Vì sao em lựa chọn để kể chuyện theo thứ tự đó?
Trong giấc mơ , em lạc vào thế giới cổ tích kì diệu , em đã có 1 cuộc gặp gỡ rất thú vị với Cá Vàng trong truyện cổ tích "Ông lão đánh cá và con cá vàng "bạn ấy giúp em hiểu rằng :Kết cục trở về với máng lợn sứt mẻ là xứng đáng với cả ông lão và sống lương thiện nhưng cũng rất cần lòng dũng cảm .
1. Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện "ông lão đánh cá và con cá vàng"
2. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật cá vàng.
nêu các sự việc trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng (sự việc nhá mọi ng ko viết tóm tắt đâu)
cảm ơn nhìu
1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết trong truyện các sự việc được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
2. Đọc bài văn tr.37 - 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1 và cho biết thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?
*Ngắn gọn