Ôn tập chương II - Đa giác. Diện tích đa giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Giang Đỗ

Cho tam giác ABC vuông tại A và M là trung điểm cạnh BC. Từ M kẻ MD vuông góc với AB (D thuộc AB) và ME vuông góc với AC (E thuộc AC)

a) Chứng minh tứ giác ADME là hình chữ nhật

b) Gọi P là điểm đối xứng của D qua M, Q là điểm đối xứng của E qua M. Chứng minh tứ giác DEPQ là hình thoi

c) BQ cắt CP tại I. Chứng minh ba điểm A, I, M thẳng hàng.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 3 2020 lúc 19:19

a) Xét tứ giác ADME có

\(\widehat{EAD}=90^0\)(\(\widehat{BAC}=90^0\), E∈AC, D∈AB)

\(\widehat{MDA}=90^0\)(MD⊥AB)

\(\widehat{MEA}=90^0\)(ME⊥AC)

Do đó: ADME là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

b) Ta có: ADME là hình chữ nhật(cmt)

⇒ME⊥MD

hay QE⊥PD

Xét tứ giác EPQD có

M là trung điểm của đường chéo QE(do Q và E đối xứng với nhau qua M)

M là trung điểm của đường chéo PD(do P và D đối xứng với nhau qua M)

Do đó: EPQD là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành EPQD có PD⊥EQ(cmt)

nên EPQD là hình thoi(dấu hiệu nhận biết hình thoi)

c) Xét ΔCAB có

M là trung điểm của BC(gt)

MD//AC(MD//AE, C∈AE)

Do đó: D là trung điểm của AB(định lí 1 về đường trung bình của tam giác)

\(AD=\frac{AB}{2}\)(1)

Ta có: M là trung điểm của EQ(do E và Q đối xứng nhau qua M)

nên \(EM=\frac{EQ}{2}\)(2)

Ta có: AEMD là hình chữ nhật(cmt)

⇒AD=EM(hai cạnh đối trong hình chữ nhật AEMD)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AB=EQ

Ta có: EM//AD(hai cạnh đối trong hình chữ nhật AEMD)

⇒AB//EQ(Q∈EM, B∈AD)

Xét tứ giác AEQB có AB//EQ(cmt) và AB=EQ(cmt)

nên AEQB là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành AEQB có \(\widehat{EAB}=90^0\)(\(\widehat{CAB}=90^0\), E∈AC)

nên AEQB là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

\(\widehat{QBA}=90^0\)

hay \(\widehat{IBA}=90^0\)

Ta có: EPQD là hình thoi(cmt)

⇒EP=QP=QD=ED(4)

Xét ΔCAB có

M là trung điểm của BC(gt)

ME//AB(ME//AD, B∈AD)

Do đó: E là trung điểm của AC(định lí 1 về đường trung bình của tam giác)

Xét ΔABC có

E là trung điểm của AC(cmt)

D là trung điểm của AB(cmt)

Do đó: DE là đường trung bình của ΔABC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒DE//BC và \(DE=\frac{BC}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

\(CM=BM=\frac{BC}{2}\)(M là trung điểm của BC)

nên ED=CM(5)

Từ (4) và (5) suy ra CM=EP

Ta có: AE//MD(hai cạnh đối trong hình chữ nhật AEMD)

⇒CE//PM(C∈AE, P∈MD)

Xét tứ giác CEMP có CE//PM(cmt)

nên CEMP là hình thanh(định nghĩa hình thang)

Hình thang CEMP có CM=EP(cmt)

nên CEMP là hình thang cân(dấu hiệu nhận biết hình thang cân)

Hình thang cân CEMP có \(\widehat{CEM}=90^0\)(ME⊥AC)

nên CEMP là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

\(\widehat{ECP}=90^0\)

hay \(\widehat{ACI}=90^0\)

Xét tứ giác ABIC có

\(\widehat{CAB}=90^0\)(ΔABC vuông tại A)

\(\widehat{ACI}=90^0\)(cmt)

\(\widehat{IBA}=90^0\)(cmt)

Do đó: ABIC là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

⇒Hai đường chéo AI và CB cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và bằng nhau(định lí hình chữ nhật)

mà M là trung điểm của BC(gt)

nên M là trung điểm của AI

hay A,M,I thẳng hàng(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
khánh Duy 7.3
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Trân
Xem chi tiết
Hoài An Nguyễn
Xem chi tiết
Cam 12345
Xem chi tiết
Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Âu Minh Anh
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Việt Anh
Xem chi tiết