Tứ giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam -Creeperboy

cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D đối xứng với H qua AB, E đối xứng với H qua AC. Gọi M là giao điểm của HD và AB, N là giao điểm của AC và HE

a) tứ giác AMHN là hình gì? vì sao?

b) tam giác DHE là tam giác gì?

c) chứng minh BC=BD+CE

Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 12 2019 lúc 17:30

a) Ta có: AB là đường trung trực của DH(do D và H đối xứng nhau qua AB)

\(AB\cap DH=\left\{M\right\}\)

nên AM⊥DH và M là trung điểm của DH

Ta có: AC là đường trung trực của HE(do H và E đối xứng nhau qua AC)

\(AC\cap HE=\left\{N\right\}\)

nên AN⊥HE và N là trung điểm của HE

Xét tứ giác AMHN có

\(\widehat{MAN}=90độ\)(do \(\widehat{BAC}=90độ,M\in AB,N\in AC\))

\(\widehat{AMH}=90độ\left(AB\perp MH\right)\)

\(\widehat{HNA}=90độ\left(HN\perp AC\right)\)

Do đó: AMHN là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

b) Xét ΔDAH có

AM là đường trung tuyến ứng với cạnh DH(do M là trung điểm của DH)

AM là đường cao ứng với cạnh DH(do AM⊥DH)

Do đó: ΔDAH cân tại A(định lí tam giác cân)

⇒DA=HA(1)

Xét ΔEAH có

AN là đường trung tuyến ứng với cạnh EH(do N là trung điểm của EH)

AN là đường cao ứng với cạnh DH(do AN⊥EH)

Do đó: ΔEAH cân tại A(định lí tam giác cân)

⇒AH=AE(2)

Từ (1) và (2) suy ra DA=AE(3)

Ta có: ΔDAH cân tại A(cmt)

mà AM là đường cao ứng với cạnh đáy DH(do AM⊥DH)

nên AM cũng là đường phân giác

\(\Rightarrow\widehat{DAM}=\widehat{MAH}\)

Ta có: ΔEAH cân tại A(cmt)

mà AN là đường cao ứng với cạnh đáy EH(do AN⊥EH)

nên AN cũng là đường phân giác

\(\Rightarrow\widehat{HAN}=\widehat{EAN}\)

Ta có: \(\widehat{DAE}=\widehat{DAM}+\widehat{MAH}+\widehat{HAN}+\widehat{EAN}\)

\(=2\cdot\widehat{MAH}+2\cdot\widehat{HAN}=2\cdot\left(\widehat{MAH}+\widehat{HAN}\right)=2\cdot90độ=180độ\)⇒D,A,E thẳng hàng(4)

Từ (3) và (4) suy ra A là trung điểm của DE

\(HA=AD=AE=\frac{DE}{2}\)

Xét ΔDHE có

HA là đường trung tuyến ứng với cạnh DE(do A là trung điểm của DE)

\(HA=\frac{DE}{2}\)(cmt)

Do đó: ΔDHE vuông tại H(định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

c)Xét ΔBDH có

BM là đường trung tuyến ứng với cạnh DH(do M là trung điểm của DH)

BM là đường cao ứng với cạnh DH(do BM⊥DH)

Do đó: ΔBDH cân tại B(định lí tam giác cân)

⇒BD=BH(5)

Xét ΔHCE có

CN là đường trung tuyến ứng với cạnh EH(do N là trung điểm của EH)

CN là đường cao ứng với cạnh EH(do CN⊥EH)

Do đó: ΔHCE cân tại C(định lí tam giác cân)

⇒CH=CE(6)

mà BC=BH+HC(do H∈BC)

nên từ (5) và (6) suy ra BC=BD+CE(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
5736 NPCgame
Xem chi tiết
Phuc Minh
Xem chi tiết
Đặng Hùng Anh
Xem chi tiết
HELP ME
Xem chi tiết
HELP ME
Xem chi tiết
37- Tuấn Vũ
Xem chi tiết
Kiều Oanh
Xem chi tiết
sjajsghs
Xem chi tiết
nguyễn thành đạt
Xem chi tiết