Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Long

Cho tam giác ABC vuông tại A , có đường cao AH , Gọi D và K lần lượt là hình chiếu của H lên AB và AC a) Chứng minh AD.AB=AK.AC b) Chứng minh AD.AB+AK.AC = 2DK Bình Phương

Akai Haruma
24 tháng 7 2021 lúc 22:52

Lời giải:

a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông với:

+) Tam giác $AHB$ vuông tại $H$, đường cao $HD$:

$AD.AB=AH^2(1)$

+) Tam giác $AHC$ vuông tại $H$, đường cao $HK$:

$AK.AC=AH^2(2)$

Từ $(1);(2)\Rightarrow AD.AB=AK.AC$

b) Dễ thấy $ADHK$ là hình chữ nhật do $\widehat{A}=\widehat{D}=\widehat{K}=90^0$

$\Rightarrow AH=DK$

$\Rightarrow 2DK^2=2AH^2(3)$

Từ $(1);(2)\Rightarrow AD.AB+AK.AC=2AH^2(4)$

Từ $(3);(4)\Rightarrow AD.AB+AK.AC=2DK^2$ (đpcm)

Akai Haruma
24 tháng 7 2021 lúc 22:54

Hình vẽ:

Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 7 2021 lúc 22:55

a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAHB vuông tại H có HD là đường cao ứng với cạnh huyền AB, ta được:

\(AD\cdot AB=AH^2\)(1)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔACH vuông tại H có HK là đường cao ứng với cạnh huyền AC, ta được:

\(AK\cdot AC=AH^2\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(AD\cdot AB=AK\cdot AC\)

b) Xét tứ giác AKHD có 

\(\widehat{KAD}=90^0\)

\(\widehat{AKH}=90^0\)

\(\widehat{ADH}=90^0\)

Do đó: AKHD là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

Suy ra: AH=KD(Hai đường chéo)

Ta có: \(AD\cdot AB+AK\cdot AC\)

\(=AH^2+AH^2\)

\(=2AH^2=2\cdot DK^2\)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Long
Xem chi tiết
Bánh Canh Chua Ngọt
Xem chi tiết
phương Thảo
Xem chi tiết
hương trà nguyễn thị
Xem chi tiết
Bánh Canh Chua Ngọt
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
Lmanh
Xem chi tiết
nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết