a) Xét ΔCAE vuông tại A và ΔCKE vuông tại K có
CE chung
\(\widehat{ACE}=\widehat{KCE}\)(CE là tia phân giác của \(\widehat{ACK}\))
Do đó: ΔCAE=ΔCKE(cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: CA=CK(hai cạnh tương ứng)
b) Ta có: ΔCAE=ΔCKE(cmt)
nên AE=KE(Hai cạnh tương ứng)
mà EB>EK(ΔEKB vuông tại K có EB là cạnh huyền nên EB là cạnh lớn nhất)
nên EB>EA(Đpcm)
c) Xét ΔAEH vuông tại A và ΔKEB vuông tại K có
EA=EK(cmt)
\(\widehat{AEH}=\widehat{KEB}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔAEH=ΔKEB(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
Suy ra: AH=KB(hai cạnh tương ứng)
Ta có: CA+AH=CH(A nằm giữa C và H)
CK+KB=CB(K nằm giữa C và B)
mà CA=CK(cmt)
và AH=KB(cmt)
nên CH=CB
Xét ΔCBH có CH=CB(Cmt)
nên ΔCBH cân tại C(Định nghĩa tam giác cân)