Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh phạm

Cho tam giác ABC có AB=AC, AM là phân giác của góc BAC ( M thuộc BC ):

a, Chứng minh tam giác ABM= tam giác ACM

b, Chứng minh M là trung điểm của BC và AM vuông góc BC

c, Kẻ MF vuông góc AB ( F thuộc  AB ) và ME vuông góc AC ( E thuộc AC ). Chứng minh EF // BC

 

Lê Bảo Châu
24 tháng 12 2023 lúc 16:26

Cho △ABC có AB = AC, AM là phân giác của ∠BAC (M ∈ BC):

a, Chứng minh △ABM = △ACM.

b, Chứng minh M là trung điểm của BC và AM ⊥ BC.

c, Kẻ MF ⊥ AB (F ∈ AB) và ME ⊥ AC (E ∈ AC). Chứng minh EF // BC.

Giải:

a,

- Xét 2 △ABM và △ACM, có:

     AB = AC (theo giả thiết)

     ∠CAM = ∠BAM (AM là phân giác của ∠BAC)

     AM_cạnh chung

=> △ABM = △ACM (c.g.c)

b,

- Có △ABM = △ACM (chứng minh trên)

=> MC = MB (2 cạnh tương ứng)

=> M là trung điểm của BC

=> ∠AMC = ∠AMB (2 góc tương ứng)

     mà 2 ∠AMC và ∠AMB kề bù

=> ∠AMC = ∠AMB = \(\dfrac{180^o}{2}\) = 90o

<=> AM ⊥ BC

c,

- Xét 2 △AEM và △AFM, có:

     ∠AEM = ∠AFM = 90o

     AM_cạnh chung

     ∠EAM = ∠FAM (AM là phân giác của ∠EAF)

=> △AEM = △AFM (cạnh huyền - góc nhọn)

=> AE = AF (2 cạnh tương ứng)

<=> △AEF cân tại A 

=> ∠AEF = \(\dfrac{180^o-\text{∠}EAF}{2}\) (số đo của một góc ở đáy trong △AEF cân tại A) (1)

Có △ABC cân tại A (AB = AC)

=> ∠ACB = \(\dfrac{180^o-\text{∠}BAC}{2}\) (số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A) (2)

Từ (1) và (2) suy ra ∠AEF = ∠ACB

     mà ∠AEF và ∠ACB ở vị trí đồng vị

=> EF//BC


Các câu hỏi tương tự
Khánh phạm
Xem chi tiết
♡RESERVED♡
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
♡RESERVED♡
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Hoàng Minh
Xem chi tiết
Trần Dương
Xem chi tiết
My^^
Xem chi tiết
Sad Huy
Xem chi tiết