Bài 1: Tứ giác.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cậu Nhỏ

Cho hình bình hành ABCD, phân giác góc A cắt phân giác góc B, D tại P, Q.

a. Chứng minh PB // DQ và AP vuông góc BP, AQ vuông góc DQ.

b. Phân giác góc C cắt BP, DQ tại N, M. Tứ giác MNPQ là hình gì, vì sao?

c. Chứng minh MP // AD; NQ // AB d. Chứng minh AC, BD, MP, NQ đồng quy

Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 8 2020 lúc 10:19

a) Ta có: DA//BC(hai cạnh đối trong hình bình hành ABCD)

\(\Leftrightarrow\widehat{DAB}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc trong cùng phía bù nhau)

\(\widehat{DAB}=2\cdot\widehat{BAP}\)(AP là tia phân giác của \(\widehat{DAB}\))

\(\widehat{ABC}=2\cdot\widehat{ABP}\)(BP là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))

nên \(2\cdot\widehat{BAP}+2\cdot\widehat{ABP}=180^0\)

\(\Leftrightarrow2\cdot\left(\widehat{BAP}+\widehat{ABP}\right)=180^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{BAP}+\widehat{ABP}=90^0\)

Xét ΔAPB có \(\widehat{BAP}+\widehat{ABP}=90^0\)(cmt)

nên ΔAPB vuông tại P(định lí tam giác vuông)

⇒AP⊥BP

Ta có: AB//CD(hai cạnh đối trong hình bình hành ABCD)

\(\Leftrightarrow\widehat{BAD}+\widehat{ADC}=180^0\)(hai góc trong cùng phía bù nhau)

\(\widehat{BAD}=2\cdot\widehat{DAQ}\)(AQ là tia phân giác của \(\widehat{BAD}\))

\(\widehat{ADC}=2\cdot\widehat{ADQ}\)(DQ là tia phân giác của \(\widehat{ADC}\))

nên \(2\cdot\widehat{DAQ}+2\cdot\widehat{ADQ}=180^0\)

\(\Leftrightarrow2\cdot\left(\widehat{DAQ}+\widehat{ADQ}\right)=180^0\)

hay \(\widehat{DAQ}+\widehat{ADQ}=90^0\)

Xét ΔADQ có \(\widehat{DAQ}+\widehat{ADQ}=90^0\)(cmt)

nên ΔADQ vuông tại Q(định lí tam giác vuông)

⇒AQ⊥DQ

hay AP⊥DQ

Ta có: AP⊥DQ(cmt)

AP⊥PB(cmt)

Do đó: PB//DQ(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

b) Ta có: AB//CD(hai cạnh đối của hình bình hành ABCD)

\(\Leftrightarrow\widehat{ABC}+\widehat{BCD}=180^0\)(hai góc trong cùng phía bù nhau)

\(\widehat{ABC}=2\cdot\widehat{CBN}\)(BN là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))

\(\widehat{BCD}=2\cdot\widehat{BCN}\)(CN là tia phân giác của \(\widehat{BCD}\))

nên \(2\cdot\widehat{CBN}+2\cdot\widehat{BCN}=180^0\)

\(\Leftrightarrow2\cdot\left(\widehat{CBN}+\widehat{BCN}\right)=180^0\)

hay \(\widehat{CBN}+\widehat{BCN}=90^0\)

Xét ΔBCN có \(\widehat{CBN}+\widehat{BCN}=90^0\)(cmt)

nên ΔBCN vuông tại N(định lí tam giác vuông)

⇒BN⊥CN

⇒BP⊥MN

Ta có: BP⊥AP(cmt)

BP⊥MN(cmt)

Do đó: AP//MN(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

hay QP//MN(Q∈AP)

Ta có: PB//DQ(cmt)

nên PN//QM(N∈PB và M∈DQ)

Xét tứ giác MNPQ có PN//QM(cmt) và QP//MN(cmt)

nên MNPQ là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành MNPQ có \(\widehat{QPN}=90^0\)(QP⊥PN)

nên MNPQ là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)


Các câu hỏi tương tự
Yên Phần Đình
Xem chi tiết
trần bảo anh
Xem chi tiết
Bảo Đẹp Trai
Xem chi tiết
Thanh Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Chi
Xem chi tiết
Võ Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Đức Thiện
Xem chi tiết
Hân Điền
Xem chi tiết
Bao Binh
Xem chi tiết