Chương II - Đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đạt Trần Văn

Cho đường tròn tâm O bán kính R và 1 điểm M nằm ngoài đường tròn . Qua M kẻ tiếp tuyến MA với đường tròn ( A là tiếp điểm ) . tia Mx nằm giữa MA và MO cắt đường tròn (O;R) tại hai điểm C;D ( C nằm giữa M và D ) . Gọi I là trung điểm Của dây CD , kẻ AH vuông góc với MO tại H.

a, Tính OH.OM theo R

b, CM : bốn điểm M;A;I;O cùng thuộc một đường tròn

c, Gọi K là giao điểm của OI với HA . CM : KC là tiếp tuyến của đường tròn (O;R)

DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG
15 tháng 12 2018 lúc 16:06

Câu a : Ta có MA là tiếp tuyến của đườg tròn (O)

\(\Rightarrow\Delta OAM\) vuông tại A .

Theo hệ thức lượng cho tam giác OAM

\(OA^2=OH.OM\Leftrightarrow R^2=OH.OM\)

Câu b : Ta có : \(\widehat{OAM}=90^0\) ( nhìn cạnh MO )

Mà I là trung điểm của CD \(\Rightarrow OI\perp CD\) ( quan hệ đường kính và dây cung ) \(\Rightarrow\widehat{OIM}=90^0\) ( nhìn cạnh MO )

\(\Rightarrow M;A;I;O\) cùng thuộc một đường tròn đường kính là MO

Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 12 2022 lúc 23:45

a: OH*OM=OA^2=R^2

b: ΔOCD cân tại O

mà OI là đường trung tuyến

nên OI vuông góc với CD

Xét tứ giác OIAM có

góc OIM=góc OAM=90 độ

nên OIAM là tứ giác nội tiếp

c: Xét ΔOHK vuông tại H và ΔOIM vuông tại I có

góc HOK chung

Do đo: ΔOHK đồng dạng với ΔOIM

=>OH/OI=OK/OM

=>OI*OK=OH*OM=R^2=OC^2

mà CI vuông góc với OK

nên ΔOCK vuông tại C

=>KC là tiếp tuyến của (O)


Các câu hỏi tương tự
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Kim
Xem chi tiết
39 Trà My
Xem chi tiết
Phạm Duy Hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Địch Nhật Minh
Xem chi tiết
Hùng Trần Phi
Xem chi tiết
Thiên
Xem chi tiết
Khang Lý
Xem chi tiết