Cho đoạn ngữ liệu sau :
"Quen thói cũ,ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời,chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp"(Ếch ngồi đáy giếng)
Câu 1 : Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào ?
Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích
Câu 3 : Nêu nội dung của đoạn
Câu 4 : Nếu chia theo cấu tạo thì từ "nghênh ngang" và từ "nhâng nháo" thuộc loại từ nào ?
Câu 5 : Gạch chân một cụm danh từ có trong đoạn trích (Cái này các bn chỉ cần ghi cụm danh từ đó ra thôi)
Câu 6 :Viết một đoạn văn nêu lên những bài học cuộc sống mà em rút ra được từ câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng"
( Nốt câu 6 nè, tại đang làm dở mà mẹ mình bắt xuống ăn cơm ngay.)
Câu 6: Bài làm:
Qua câu chuyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", em rút ra được bài học cuộc sống là không nên kiêu ngạo, chủ quan. Phải khiêm tốn, học hỏi nhiều điều để mở rộng tầm hiểu biết. Khi thay đổi môi trường sống cần thay đổi để thích nghi.
Câu 1: văn bản chứ đoạn trích trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đạn trích: Tự sự.
Câu 3: Nội dung của đoạn trích: nói về cơ hội đưa ếch ra ngoài và cái kết cho chú ếch.
Câu 4: Hai từ "nghênh ngang" và "nhâng nháo" thuộc loại từ láy vì giữa các tiếng của mỗi từ đều có quan hệ láy âm với nhau, còn về mặt nghĩa thì không có.
Câu 5: Một cụm danh từ trong đoạn trích: một con trâu.
Câu 1:Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại văn tự sự
Câu 2:Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự và miêu tả
Câu 3:Nội dung của đoạn:Ếch quá kiêu ngạo và tự ti nên đã bị trâu giẫm bẹp
Câu 4:Nếu chia theo cấu tạo thì từ "nghênh ngang" và từ "nhâng nháo" thuộc loại từ láy
Câu 5:Một cụm danh từ có trong đoạn trích là : một con trâu
Câu 6:Qua câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em đã rút ra được bài học rằng:dù sống trong môi trường, hoàn cảnh nào thì phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết, nhìn xa trông rộng, không đượcc chủ quan, kiêu ngạo ,huyênh hoang mà phải khiêm tốn học hỏi.
Qua câu chuyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", em rút ra được bài học cuộc sống là không nên kiêu ngạo, chủ quan. Phải khiêm tốn, học hỏi nhiều điều để mở rộng tầm hiểu biết. Khi thay đổi môi trường sống cần thay đổi để thích nghi.