Chương III - Góc với đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Hà

cho điểm M nằm ngoài (O;R), vẽ các tiếp tuyến MA,MB với (O;R).Vẽ đường kính AC, tiếp tuyến tại C của đường tròn (O;R) cắt AB ở D.Chứng minh rằng: a)Tứ giác MAOB nội tiếp b)AB.AD=4R^2

Nguyễn Duy Khang
21 tháng 2 2021 lúc 16:36

a) Xét tứ giác MAOB có:

\(\widehat{MAO}+\widehat{MBO}=90^o+90^o=180^o\) (MA,MB là tiếp tuyến)

=> Tứ giác MAOB nội tiếp (dhnb)

b) Tam giác CAD vuông tại C (tiếp tuyến tại C) và có BC là đường cao (góc ABC nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\(\Rightarrow AC^2=AB.AD\) (hệ thức lượng)    (1)

Có: \(AC^2=\left(2R\right)^2=4R^2\)    (2) 

Từ (1) và (2) suy ra \(AB.AD=4R^2\)

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 2 2021 lúc 22:45

a) Xét tứ giác MAOB có

\(\widehat{OAM}\) và \(\widehat{OBM}\) là hai góc đối

\(\widehat{OAM}+\widehat{OBM}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)

Do đó: MAOB là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)

b) Xét (O) có

ΔABC nội tiếp đường tròn(A,C,B∈(O))

AC là đường kính(gt)

Do đó: ΔABC vuông tại B(Định lí)

⇔CB⊥AB tại B

⇔CB⊥AD tại B

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔADC vuông tại C có CB là đường cao ứng với cạnh huyền AD, ta được:

\(AB\cdot AD=AC^2\)

\(\Leftrightarrow AB\cdot AC=\left(2\cdot R\right)^2=4R^2\)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Phan Hải Đăng
Xem chi tiết
Phương Anh Đỗ
Xem chi tiết
Phương Anh Đỗ
Xem chi tiết
vietdat vietdat
Xem chi tiết
Yuki Chi
Xem chi tiết
Namazuki Aoi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương Thảo
Xem chi tiết
Yuki Chi
Xem chi tiết
Bolbbalgan4
Xem chi tiết