Bài 6: Tam giác cân

Ruby Châu

Cho \(\Delta MNP\) cân tạị P ( P < 90 độ ), vẽ \(MA\perp PN\) tại A, \(NC\perp PM\) tại C. Chứng minh:
a) PC = PA và CM // MN.
b) Gọi I là giao điểm của MA và NC. Chứng minh: \(\Delta IMN\) cân.
c) Tia PI cắt MN tại K. Chứng minh K là trung điểm của MN.

nguyen thi vang
20 tháng 1 2018 lúc 19:52

M N P C A I

a) Xét \(\Delta PAM;\Delta PCN\) có :

\(\widehat{PAM}=\widehat{PCN}\left(=90^{^O}\right)\)

\(PM=PN\) (Tam giác MNP cân tại P)

\(\widehat{P}:Chung\)

=> \(\Delta PAM=\Delta PCN\)(cạnh huyền - góc nhọn)

=> \(PA=PC\) (2 cạnh tương ứng)

* Mình sửa lại chút nhé , chứng minh CA // MN (có gì sai sót thì bạn góp ý nhé)

Xét \(\Delta PCA\) cân tại P (PA =PC - cmt) có :

\(\widehat{PCA}=\widehat{PAC}=\dfrac{180^o-\widehat{P}}{2}\left(1\right)\)

Xét \(\Delta PMN\) cân tại P có :

\(\widehat{PMN}=\widehat{PNM}=\dfrac{180^o-\widehat{P}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{PCA}=\widehat{PMN}\left(=\dfrac{180^o-\widehat{P}}{2}\right)\)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí đồng vị

Suy ra : CA // MN (đpcm)

b) Xét \(\Delta CMN;\Delta AMN\) có:

\(\widehat{CMN}=\widehat{ANM}\) (tam giác MPN cân tại P)

\(MN:chung\)

\(\widehat{MCN}=\widehat{NAM}\left(=90^o\right)\)

=> \(\Delta CMN=\Delta AMN\) (cạnh huyền - góc nhọn)

=> \(\widehat{CNM}=\widehat{AMN}\) (2 góc tương ứng)

Xét \(\Delta IMN\) có :

\(\widehat{IMN}=\widehat{INM}\) (do \(\widehat{CNM}=\widehat{AMN}\)- cmt)

=> \(\Delta IMN\) cân tại I (đpcm)

c) Xét \(\Delta PMK;\Delta PNK\) có :

\(PM=PN\left(gt\right)\)

\(\widehat{PMK}=\widehat{PNK}\) (Tam giác MNP cân tại P)

\(PK:chung\)

=> \(\Delta PMK=\Delta PNK\left(c.g.c\right)\)

=> \(MK=NK\) (2 cạnh tương ứng)

Do đó : K là trung điểm của MN


Các câu hỏi tương tự
Mộc Gia Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Cuộc sống tẻ nhạt
Xem chi tiết
Thân Bảo Khôi
Xem chi tiết
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Khánh ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Dương
Xem chi tiết