Bài 6: Tam giác cân

Tuấn Anh Nguyễn

Cho ΔABC cân tại A.Lấy M∈AB,N∈AC sao cho AM=AN

a) chứng minh MN song song BC

b) chứng minh BN=CM

c)gọi E là giao điểm của BN và CM chứng minh ΔIBC cân

d)chứng minh AI là tia phân giác của góc BAC

e) gọi E là trung điểm của BC chứng minh 3 điểm A,I,E thẳng hàng

Trúc Giang
6 tháng 2 2020 lúc 20:21

Tam giác cân

Tam giác cân

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 2 2020 lúc 21:12

a) Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo một góc ở đáy của ΔABC cân tại A)(1)

Xét ΔAMN có AM=AN(gt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AMN}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo một góc ở đáy của ΔAMN cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ABC}=\widehat{AMN}\)

\(\widehat{ABC}\)\(\widehat{AMN}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên MN//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

b) Xét tứ giác MNCB có MN//BC(cmt)

nên MNCB là hình thang(đ/n hình thang)

Xét hình thang MNCB có \(\widehat{MBC}=\widehat{NCB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên MNCB là hình thang cân(dấu hiệu nhận biết hình thang cân)

⇒BN=CM(do BN và CM là hai đường chéo của hình thang cân MNCB)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 2 2020 lúc 21:22

c) Xét ΔAMC và ΔANB có

AM=AN(gt)

\(\widehat{A}\) chung

AC=AB(do ΔABC cân tại B)

Do đó: ΔAMC=ΔANB(c-g-c)

\(\widehat{ACM}=\widehat{ABN}\)(hai góc tương ứng)

Ta có: \(\widehat{ABC}=\widehat{ABN}+\widehat{NBC}\)(do tia BN nằm giữa hai tia BA,BC)

\(\widehat{ACB}=\widehat{ACM}+\widehat{MCB}\)(do tia CM nằm giữa hai tia CA,CB)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ACM}=\widehat{ABN}\)(cmt)

nên \(\widehat{NBC}=\widehat{MCB}\)

hay \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)(do I∈MC,I∈BN)

Xét ΔIBC có \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)(cmt)

nên ΔIBC cân tại I(định lí đảo của tam giác cân)

d) Xét ΔBAI và ΔCAI có

AB=AC(do ΔABC cân tại A)

AI là cạnh chung

IB=IC(do ΔIBC cân tại I)

Do đó: ΔBAI=ΔCAI(c-c-c)

\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

e) Ta có: AE là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC của ΔABC cân tại A(do E là trung điểm của BC)

nên AE cũng là đường phân giác ứng với cạnh BC của ΔABC cân tại A(định lí tam giác cân)

⇒AE là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

mà AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(cmt)

và AE và AI có điểm chung là A

nên A,I,E thẳng hàng(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Têrêsa Ly
Xem chi tiết
Cuộc sống tẻ nhạt
Xem chi tiết
Lynn Nguyen
Xem chi tiết
Trương Tấn Thành
Xem chi tiết
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Thân Bảo Khôi
Xem chi tiết