Bài 6: Tam giác cân

Tuấn Anh Nguyễn

cho tam giác ABC cân tại A.Lấy M thuộc cạnh AB và N thuộc cạnh AC sao cho AM=AN

a) chứng minh tam giác AMN cân

b)chứng minh MN song song BC

c)Gọi I là giao điểm của CM và BN.Chứng minh tam giac BIC và MIN là tam giac cân

d)

gọi E là trung điiểm của MN

goi F là trung điểm của BC.Chứng minh A,E,F,I thẳng hàng

Trên con đường thành côn...
9 tháng 2 2020 lúc 10:27

A B C M N I E F

Khách vãng lai đã xóa
Trên con đường thành côn...
9 tháng 2 2020 lúc 10:43

a)Ta có:

AM=AN⇒△AMN cân tại A

b)△ABC cân tại A

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=\frac{180^0-\widehat{BAC}}{2}\left(1\right)\)

△AMN cân tại A

\(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}=\frac{180^0-\widehat{NAM}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=\)\(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}\) hay \(\widehat{AMN}=\widehat{ABC}\)mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên MN//BC

c)Xét △BAN và △CAM có:

BA=CA (gt)

Góc A chung

AN=AM (cmt)

⇒△BAN = △CAM (cgc)

\(\widehat{ABN}=\widehat{ACM}\)\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

\(\Rightarrow\widehat{ABC}-\widehat{ABN}=\widehat{ACB}-\widehat{ACM}\Rightarrow\widehat{NBC}=\widehat{MCB}\) hay \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)

⇒△BIC cân tại I (đpcm)

Ta lại có:\(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)\(\widehat{IBC}=\widehat{INM};\widehat{ICB}=\widehat{IMN}\)(so le trong)

\(\widehat{INM}=\widehat{IMN}\)⇒△IMN cân tại I (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Trên con đường thành côn...
9 tháng 2 2020 lúc 10:55

d)

Xét △AME và △ANE có:

AM=AN (câu a)

AE chung

ME=NE (gt)

⇒△AME= △ANE (ccc)

\(\widehat{MAE}=\widehat{NAE}\) ⇒AE là tia phân giác của \(\widehat{MAN}\)

hay AE là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) (1)

Chứng minh tương tự, ta được:

△AMI= △ANI (ccc)

\(\widehat{MAI}=\widehat{NAI}\) ⇒AI là tia phân giác của \(\widehat{MAN}\)

hay AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) (2)

Chứng minh tương tự, ta cũng được:

△ABF= △ACF (ccc)

\(\widehat{BAF}=\widehat{CAF}\)

⇒ AF là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) (3)

Từ (1), (2) và (3)⇒A, E, I, F thẳng hàng (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Nhật Minh
9 tháng 2 2020 lúc 11:02

Hình xem của bạn trên ạ :<

a) Xét ΔAMN có:

AM = AN (gt)

\(\Rightarrow\)ΔAMN cân

b) Vì ΔAMN cân tại A

\(\Rightarrow\)AMN = (180o - A) : 2

Vì ΔABC cân tại A

\(\Rightarrow\)ABC = (180o - A) : 2

Do đó AMN = ABC

Mà 2 góc ở vị trí đồng vị

\(\Rightarrow\)MN // BC

c) Ta có:

AB = AM + MB

AC = AN + NC

Mà AB = AC (ΔABC cân) và AM = AN (gt)

\(\Rightarrow\)MB = NC

Xét ΔMCB và ΔNBC có:

MB = NC (cmt)

MBC = NCB (ΔABC cân)

BC: chung

\(\Rightarrow\)ΔMCB = ΔNBC (c.g.c)

\(\Rightarrow\)MCB =NBC (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\)ΔBIC cân

Ta có:

BN = BI + IN

CM = CI +IM

Mà BN = CM (ΔMCB = ΔNBC) và IB = IC (ΔBIC cân)

\(\Rightarrow\)IM = IN

\(\Rightarrow\)ΔMIN cân

d) Xét ΔAEM và ΔAEN có:

AM = AN (gt)

AE: chung

EM = EN (E: trđ MN)

\(\Rightarrow\)ΔAEM = ΔAEN (c.c.c)

\(\Rightarrow\)EAM = EAN (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\)AE là phân giác MAN (1)

Xét ΔAIM và ΔAIN có:

AM = AN (gt)

AI: chung

IM = IN (ΔMIN cân)

\(\Rightarrow\)ΔAIM = ΔAIN (c.c.c)

\(\Rightarrow\)IAM = IAN (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\)AI là phân giác MAN (2)

Xét ΔAFB và ΔAFC có:

AB = AC (ΔABC cân)

AF: chung

FB = FC (F: trđ BC)

\(\Rightarrow\)ΔAFB = ΔAFC (c.c.c)

\(\Rightarrow\)FAB = FAC (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\)AF là phân giác BAC (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra A, E, I, F thẳng hàng

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Tuấn Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Cuộc sống tẻ nhạt
Xem chi tiết
Lynn Nguyen
Xem chi tiết
Têrêsa Ly
Xem chi tiết
Trương Tấn Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Tân
Xem chi tiết
Honekawa hanako
Xem chi tiết