Bài 6: Tam giác cân

Trần Thị Hảo

Cho góc xOy nhọn, gọi Ot là tia phân giác của góc xOy, A là 1 điểm bất kì thuộc tia Ot, kẻ AB⊥Ox, AC⊥Oy

a) Chứng minh Ab = Ac và ΔOBC cân

b) CA cắt Õ tại M, BA cắt Oy tại N. Chứng minh Am = An ; Cn = BM và suy ra OM = ON

c) Gọi H là giao điểm của OA và MN. Chứng minh ΔOHM = ΔOHN

d) Chứng minh OH ⊥ MN

e) Chứng minh AH là phân giác góc MAN

thám tử
26 tháng 1 2018 lúc 22:14

O x y A B C H M N 1 1 2 2

a. Vì \(AB\perp Ox\Rightarrow\widehat{OBA}=\widehat{ABM}=90^o\)

\(AC\perp Oy\Rightarrow\widehat{OCA}=\widehat{ACN}=90^o\)

Ot là tia phân giác của \(\widehat{xOy}\Rightarrow\widehat{O_1}=\widehat{O_2}\)

Xét △ OAB và △ OAC có :

\(\widehat{OBA}=\widehat{OCA}=90^o\)(cmt)

\(\widehat{O_1}=\widehat{O_2}\) (cmt)

OA chung

=> △ OAB = △ OAC ( cạnh huyền- góc nhọn)

=> AB = AC ( 2 cạnh tương ứng )

Vì △OAB = △OAC (cmt)

=> OB = OC ( 2 cạnh tương ứng)

=> △ OBC cân tại O

b. Xét △ACN và △ABM có :

\(\widehat{ACN}=\widehat{ABM}=90^o\) (cmt)

AB = AC ( cmt )

\(\widehat{CAN}=\widehat{BAM}\) ( đối đỉnh )

=> △ACN = △ABM ( cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

=> AN = AM ; CN = BM ( 2 cạnh tương ứng )

Ta có :

\(\begin{matrix}OB=OC\\BM=CN\end{matrix}\Rightarrow OB+BM=OC+CN\)

=> ON = OM

c. Xét △OHM và △OHN có :

OM = ON (cmt)

\(\widehat{O_1}=\widehat{O_2}\) (cmt)

OH chung

=> △OHM = △OHN (c-g-c)

d. Vì △OHM = △OHN (cmt)

\(\Rightarrow\widehat{H_1}=\widehat{H_2}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\widehat{H_1}+\widehat{H_2}=180^o\) (kề bù)

\(\Rightarrow2\widehat{H_1}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{H_1}=180^o:2=90^o\)

\(\Rightarrow OH\perp MN\)

e. Vì △OHM = △OHN (cmt)

=> HM = HN ( 2 cạnh tương ứng )

Xét △AHM và △AHN có :

\(\widehat{H_1}=\widehat{H_2}=90^o\) (cmt)

HM = HN (cmt)

AH chung

=> △AHM = △AHN ( 2 cạnh góc vuông )

=> \(\widehat{NAH}=\widehat{MAH}\) ( 2 góc tương ứng )

=> AH là tia phân giác của \(\widehat{MAN}\)

Nguyễn Anh Tuấn
26 tháng 1 2018 lúc 22:22

Xét \(\Delta OBA\)\(\Delta OCA\) có :

\(\widehat{OBA}=\widehat{OCA}=90^0\)(gt)

OA : cạnh chung

\(\widehat{BOA}=\widehat{COA}\) (gt)

\(\Rightarrow\Delta OBA=\Delta OCA\) (\(ch-gn\))

\(\Rightarrow\) AB = AC

\(\Delta OBA=\Delta OCA\)

\(\Rightarrow OB=OC\)

Xét \(\Delta OBC\) có :

OB = OC

\(\Rightarrow\Delta OBC\) là tam giác cân tại O

Nguyễn Anh Tuấn
26 tháng 1 2018 lúc 22:34

Xét \(\Delta BAM\)\(\Delta CAN\) có :

\(\widehat{MBA}=\widehat{NCA}=90^0\)

BA = AC (\(\Delta OBA=\Delta OCA\))

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAN}\) (đối đỉnh)

\(\Rightarrow\Delta BAM=\) \(\Delta CAN\) (g . c . g)

\(\Rightarrow\) MA = NA

\(\Delta BAM=\) \(\Delta CAN\)

\(\Rightarrow\) CN = BM

Nguyễn Anh Tuấn
26 tháng 1 2018 lúc 22:41

Xét \(\Delta OHM\)\(\Delta OHN\) có :

OH : cạnh chung

\(\widehat{MOH}=\widehat{NOH}\) (gt)

Vì OB = OC(cmt)

Mà BM = CN (cmt)

\(\Rightarrow\) OB + BM = OC + CN

\(\Leftrightarrow\) OM = ON

\(\Rightarrow\) \(\Delta OHM=\Delta OHN\) (c . g . c)

Nguyễn Anh Tuấn
26 tháng 1 2018 lúc 22:45

\(\Delta OHM=\Delta OHN\)

\(\Rightarrow\widehat{OHM}=\widehat{OHN}\)

\(\widehat{OHM}+\widehat{OHN}=180^0\) (2 góc kề bù)\(\Rightarrow\widehat{OHM}=\widehat{OHN}=\dfrac{1}{2}\times180^0=90^0\)

\(\Rightarrow\) \(OH\perp MN\)

Nguyễn Anh Tuấn
26 tháng 1 2018 lúc 22:50

Xét \(\Delta MHA\)\(\Delta NHA\) có :

\(\widehat{MHA}=\widehat{NHA}=90^0\)

AH : cạnh chung

MH = NH (\(\Delta OHM=\Delta OHN\))

\(\Rightarrow\Delta MHA=\Delta NHA\) (c . g . c)

\(\Rightarrow\widehat{MAH}=\widehat{NAH}\)

\(\Rightarrow\) AH là tia phân giác của \(\widehat{MAN}\)


Các câu hỏi tương tự
Cuộc sống tẻ nhạt
Xem chi tiết
linh nguyễn
Xem chi tiết
Têrêsa Ly
Xem chi tiết
{ 6__B} Quân
Xem chi tiết
{ 6__B} Quân
Xem chi tiết
Thu Thảo
Xem chi tiết
Ngọc Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Thân Bảo Khôi
Xem chi tiết
Lê Văn An
Xem chi tiết