Ôn tập Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Xu Gucci

Bài 4. Cho ∆ABC, trung tuyến AM = 1 2 BC a) Chứng minh: ∠BMA = 2∠MAC , ∠CMA " = 2∠MAB b) Tính ∠BAC Bài 5. Cho ∆ABC vuông tại A, AB = 6cm, AC = 8cm a) Tính BC b) Đường thẳng đi qua trung điểm I của BC và vuông góc với BC cắt AC tại D. Chứng minh ∠CBD = ∠DCB c) Trên tia đối của tia DB lấy điểm E sao cho DE = DC. Chứng minh ∆BCE vuông Giải giúp mik với mn :(

Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 7 2021 lúc 12:57

Bài 5: 

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC^2=6^2+8^2=100\)

hay BC=10(cm)

b) Xét ΔDBI vuông tại I và ΔDCI vuông tại I có 

DI chung

BI=CI(I là trung điểm của BC)

Do đó: ΔDBI=ΔDCI(hai cạnh góc vuông)

Suy ra: \(\widehat{DBI}=\widehat{DCI}\)(hai góc tương ứng)

c) Xét ΔECB có 

CD là đường trung tuyến ứng với cạnh EB

\(CD=\dfrac{EB}{2}\)

Do đó: ΔECB vuông tại C(Định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 7 2021 lúc 12:52

Bài 4: 

a) Ta có: \(AM=\dfrac{1}{2}BC\)(gt)

mà \(BM=CM=\dfrac{1}{2}BC\)(gt)

nên AM=BM=CM

Xét ΔABM có MA=MB(cmt)

nên ΔABM cân tại M

Suy ra: \(\widehat{AMB}=180^0-2\widehat{MAB}\)

\(\Leftrightarrow180^0-\widehat{CMA}=180^0-2\widehat{MAB}\)

hay \(\widehat{CMA}=2\cdot\widehat{MAB}\)

Xét ΔACM có MA=MC(cmt)

nên ΔACM cân tại M

Suy ra: \(\widehat{AMC}=180^0-2\cdot\widehat{MAC}\)

\(\Leftrightarrow180^0-\widehat{BMA}=180^0-2\cdot\widehat{MAC}\)

hay \(\widehat{BMA}=2\cdot\widehat{MAC}\)

b) Ta có: \(\widehat{BAC}=\widehat{MAB}+\widehat{MAC}\)

\(=\dfrac{1}{2}\left(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}\right)\)

\(=\dfrac{1}{2}\cdot180^0=90^0\)


Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Lanh
Xem chi tiết
Dương Ánh
Xem chi tiết
Fran
Xem chi tiết
Trần Vân
Xem chi tiết
Trần Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Xu Gucci
Xem chi tiết
Lê Thị thoa Lê
Xem chi tiết
Hân :3
Xem chi tiết