Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
👁💧👄💧👁

Bài 1: Cho △ABC, điểm O nằm trong △ABC.

a, CMR: \(\widehat{BOC}=\widehat{A}+\widehat{ABO}+\widehat{ACO}\)

b, Biết \(\widehat{ABO}+\widehat{ACO}=90^o-\frac{\widehat{A}}{2}\)và BO là tia phân giác của góc \(\widehat{B}\). CMR: CO là tia phân giác của \(\widehat{C}\).

Bài 2: Cho △ABC, \(\widehat{A}=70^o\). Các tia phân giác của \(\widehat{B}\)\(\widehat{C}\) cắt nhau tại I. Các tia phân giác của góc ngoài tại B và C cắt nhau tại K. Gọi E là giao điểm của BI và KC. Tính \(\widehat{BIC};\widehat{BEC};\widehat{BKC}\).

Bài 3: Cho △ABC vuông tại A, M là trung điểm của AC. Trên tia BM lấy điểm N sao cho M là trung điểm của BN.

a, CMR: CN = AB

b, CMR: CN ⊥ AC

c, CMR: \(\left\{{}\begin{matrix}AN=BC\\AN\text{//}BC\end{matrix}\right.\)

Nguyệt Dạ
4 tháng 8 2019 lúc 21:36

Bài 2:

Vì BI,CI lần lượt là tia phân giác của góc B và góc C

Ta có:

\(\widehat{BIC}=180^o-\left(\widehat{IBC}+\widehat{ICB}\right)=180^o-\frac{\widehat{ABC}+\widehat{ACB}}{2}\)

\(\widehat{BIC}=180^o-\frac{180^o-\widehat{A}}{2}=125^o\)

BK,BI là các tia phân giác của hai góc kề bù \(\Rightarrow\widehat{EBK}=90^o\)

Tương tự ta có: \(\widehat{ICK}=90^o\)

Tứ giác IBKC có:

\(\widehat{IBK}+\widehat{ICK}+\widehat{BIC}+\widehat{BKC}=360^o\)

\(\Rightarrow\widehat{BKC}+90^o+90^o+125^o=360^o\Rightarrow\widehat{BKC}=55^o\)

\(\Delta EBK\) vuông tại B có \(\widehat{EKC}=55^o\)

\(\Rightarrow\widehat{BEK}=90^o-55^o=35^o\)

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
4 tháng 8 2019 lúc 21:03

Hỏi đáp Toán

Vũ Minh Tuấn
4 tháng 8 2019 lúc 21:06

Bài 3:

a) Xét 2 \(\Delta\) \(ABM\)\(CNM\) có:

\(AM=CM\) (vì M là trung điểm của \(AC\) )

\(\widehat{AMB}=\widehat{CMN}\) (vì 2 góc đối đỉnh)

\(BM=NM\) (vì M là trung điểm của \(BN\) )

=> \(\Delta ABM=\Delta CNM\) (c . g . c)

=> \(AB=CN\) (2 cạnh tương ứng)

b) Theo câu a) ta có \(\Delta ABM=\Delta CNM\)

=> \(\widehat{BAM}=\widehat{NCM}=90^0\) (2 góc tương ứng)

=> \(CN\perp AC\).

c) Xét 2 \(\Delta\) \(AMN\)\(CMB\) có:

\(AM=CM\) (như ở trên)

\(\widehat{AMN}=\widehat{CMB}\) (vì 2 góc đối đỉnh)

\(MN=MB\) (như ở trên)

=> \(\Delta AMN=\Delta CMB\) (c . g . c)

=> \(AN=CB\) (2 cạnh tương ứng)

=> \(\widehat{ANM}=\widehat{CBM}\) (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong

=> \(AN\) // \(BC\).

Chúc bạn học tốt!

Nguyệt Dạ
4 tháng 8 2019 lúc 21:07

Bài 1:

a,Vì BO,CO lần lượt là tia phân giác của góc B và góc C

Ta có:

\(\widehat{BOC}=180^o-\left(\widehat{OBC}+\widehat{OCB}\right)\)

\(\widehat{BOC}=\widehat{A}+\widehat{ABC}+\widehat{ACB}-\left(\widehat{OBC}+\widehat{OCB}\right)=\widehat{A}+\widehat{ABO}+\widehat{ACO}\)

b, Ta có:

\(\widehat{ABO}+\widehat{ACO}=90^o-\frac{\widehat{A}}{2}\)\(\Leftrightarrow2\left(\widehat{ABO}+\widehat{ACO}\right)=180^o-\widehat{BAC}\)

Vì BO là phân giác của góc B, ta có:

\(\widehat{ABC}+2\widehat{ACO}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}\Rightarrow\widehat{ACO}=\frac{\widehat{ACB}}{2}\)

Vậy CO là tia phân giác của góc C

Yuzu
4 tháng 8 2019 lúc 21:37

Chương II : Tam giác

Nguyệt Dạ
4 tháng 8 2019 lúc 20:28

Em có hình vẽ không, chụp xem nào.

👁💧👄💧👁
4 tháng 8 2019 lúc 20:38

Trần Thanh Phương Nguyễn Văn Đạt Vũ Minh Tuấn Lê Thảo Lê Thanh Nhàn Duyên @Nk>↑@ tth Duong Le lê thị hương giang


Các câu hỏi tương tự
George H. Dalton
Xem chi tiết
Đặng Thị Mai Nga
Xem chi tiết
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết
Siêu sao bóng đá
Xem chi tiết
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
Xem chi tiết