+ Lần thứ nhất: Cậu đã hóa giải lời đố của viên quan bằng chiêu thức “gậy ông lại đập lưng ông” bằng cách hỏi lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”, dồn đối phương vào thế bí. Sự đối vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan phải há mồm sửng sốt.
+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hóa giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: giống đực thì không thể đẻ con.
+ Lần thứ ba: Cậu đã hóa giải lời thách đố của nhà vua bằng cách đưa ra điều kiện phải rèn chiếc kim thành dao xẻ thịt thì mới có thể làm thịt một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn; dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng không thực hiện được.
+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian - (kiến mừng thấy mỡ).
Những cách giải đố của em bé có 4 lần giải đố:
-Lần 1: Đối với viên quan
Em bé giải đố bằng cách đố lại.
-Lần 2: Đối với vua
Em bé giải đố bằng cách "tương kế tựu kế" đẩy thế bí về người ra đố để cho người ra đố tự nói ra điều vô lý.
-Lần 3: Cũng đối với vua
Em bé giải đố bằng cách "tương kế tựu kế" đố lại.
-Lần 4: Đối với sứ thần nước ngoài
Em bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian, kiến rất thích mỡ vì thế trong dân gian xưa có câu:
"Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ"