2.Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.
Bài làm
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.
Bài làm
Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.
Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.
Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.
Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."
Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử.
2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.
Bài làm
Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.
Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.
Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.
Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."
Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử
Mấy đêm nay cu Bi không chịu đi ngủ sớm. Nó vẫn quen trước khi đi ngủ được bà kể cho nghe một câu chuyện. Vậy mà bà đi lên Bác Giang mãi chưa về. Bố nó kể chuyện gì nó cũng không nín, đành dỗ rằng: "Cu Bi cứ ngủ đi, tí nữa bố nhờ bà tiên đến kể chuyện Thánh Gióng cho con nghe". Cu Bi vẫn ấm ức nhưng rồi cũng ngủ thiếp đi. Quả nhiên trong mơ, nó thấy một bà cụ đến kể cho nó nghe câu chuyện ngày xưa...
"Cháu ạ, bà chính là mẹ của Thánh Gióng đây. Bà sẽ kể cho cháu nghe chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân như thế nào nhé.
Ngày ấy ông và bà đều đã già mà chưa có nổi một mụn con. Ông bà buồn lắm nhưng không biết làm thế nào. Một hôm bà ra đồng, thấy một vết chân rất to giữa ruộng, liền ướm thử chân vào đấy. Không ngờ về nhà bà mang thai. Một năm sau, bà sinh được một cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Bà mừng không để đâu cho hết, nghĩ chắc vì mình ăn ở hiền lành nên được Trời Phật thương.
Em bé rất khỏe mạnh, đẹp đẽ, chỉ cỏ điều từ lúc lọt lòng cho đến năm lên ba tuổi, nó không hề nói cười hay nô đùa chạy nhảy, suốt ngày nằm quay mặt vào vách, mặc cho bà ra sức chuyện trò, dỗ dành. Bà đã khóc rất nhiều nhưng đứa con bà vẫn cứ đặt đâu nằm đấy, không nói không cười.
Năm ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung ác, đi đến đâu chúng tàn phá, cướp bóc đến đấy. Quan quân triều đình đánh nhau với chúng mấy trận toàn thua, tình thế nước nhà thật vô cùng nguy ngập.
Một hôm bà đang thu dọn nhà cửa, chuẩn bị chạy giặc thì có tiếng sứ giả rao:
- Loa! Loa! Loa! Làng trên xóm dưới! Nhân dân khắp chốn cùng quê! Giặc Ân đã sang xâm lược nước ta, gây ra bao tội ác. Đất nước lâm nguy. Ai có tài hãy ra giúp nước!
Nghe sứ giả nói vậy, bà vừa thu dọn vừa lẩm bẩm than phiền: "Con người ta ai cũng hết lòng vì dân vì nước. Con nhà mình đã ba tuổi rồi mà vẫn cứ nằm một chỗ thế kia. Không biết lớn lên có đỡ đần được cha mẹ chút gì không chứ chẳng mong giúp nước." Bất chợt có tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con! Bà giật mình, sửng sốt. Ai vừa nói câu ấy? Nhưng trong nhà có ai đâu? Không có lẽ...
- Kìa mẹ! Mẹ ra gọi sứ giả vào đây đi! Nhanh lên, kẻo ông ấy đi mất bây giờ! Bà mừng cuống. Đúng là nó rồi. Không ngờ vừa nói câu đầu tiên, nó đã đòi đi đánh giặc. Không kịp hết ngạc nhiên, bà vội chạy ra mời sứ giả vào. Nó bảo với sứ giả:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này
Sứ giả kinh ngạc quay vô cùng. Bà thì quay vào nấu cơm cho con. Bỗng dưng từ hôm đó con bà ăn rất khoẻ, bao nhiêu cơm cũng không đủ. Bà con làng xóm nghe tin, tới tấp mang cơm, mang cà sang góp. Chẳng mấy chốc đã có bảy nong cơm, ba nong cà bày ra.
Thế mà nó cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Con bà lớn nhanh quá. Áo thì vừa may xong đã chật căng, đứt chỉ.
Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, nón sắt đến. Con bà vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt tung bờm hí vang rồi cất vó phi như bay, bụi cuốn theo mù mịt. Dân làng nô nức cầm gậy gộc, dao cuốc chạy theo. Bà cũng đã già, lại là phụ nữ, đành ra ngõ ngóng tin còn thắng trận trở về.
Chẳng mấy chốc đã có tin vui. Quân giặc bị đánh tan tác, tháo chạy như vỡ nước. Đám đàn ông trai tráng trong làng cũng đã trở về, náo nức ca ngợi con trai bà giỏi giang như thế. Bà cứ chờ, chờ mãi mà vẫn không thấy nó trở về. Lòng người mẹ nóng như lửa đốt. Linh lính bảo bà rằng con bà sẽ không bao giờ trở về nữa.
Thế rồi một ngày kia, bà nằm mộng thấy có sứ giả nhà trời về báo: sau khi đánh tan giặc Ân, Ngọc Hoàng đã ra lệnh triệu con bà về thiên đình gấp, vì thế nó không kịp về chào từ biệt mẹ già. Bà đem câu chuyện trong mơ kể cho dân làng nghe, lúc bấy giờ họ mới nói thật với bà rằng: chính mắt họ trông thấy tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi rồi cả người cả ngựa bay thẳng lên trời như một ánh chớp sáng.
Mọi người đều gọi nó là Thánh Gióng. Nhà vua thấy nó được sinh ra ở làng Phù Đổng, phong cho nó làm Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng đối với bà, đó mãi mãi vẫn đứa con bé bỏng...".
Sáng hôm sau cu Bi ngủ dậy thì đã thấy bà nó đang quét lá ngoài sân. Mà sao trông bà giống bà cụ trong câu chuyện hôm qua đến thế!