1. Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi D,E, M theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, BC.
a) CM tứ giác DEMH là hình thang cân
b) Biết AB= 4 cm, BC=8cm và AH=2√3 cm. Tính chu vi tứ giác DEMH.
2. Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh AC. Gọi E, F, G theo thứ tự là trung điểm của BD,BC, DC. CM: Tứ giác AEFG là hình thang cân
1)
a) Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB(gt)
E là trung điểm của AC(gt)
Do đó: DE là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒DE//BC và \(DE=\frac{BC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
mà H,M∈BC
nên HM//DE
Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB(gt)
M là trung điểm của BC(gt)
Do đó: DM là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒DM//AC và \(DM=\frac{AC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(1)
Ta có: ΔAHC vuông tại H(AH⊥BC)
mà HE là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC(E là trung điểm của AC)
nên \(HE=\frac{AC}{2}\)(Định lí 1 áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(2)
Từ (1) và (2) suy ra DM=HE
Xét tứ giác DEMH có DE//HM(cmt)
nên DEMH là hình thang có hai đáy là DE và HM(Định nghĩa hình thang)
Hình thang DEMH(DE//HM) có DM=HE(cmt)
nên DEMH là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)