Cho tam giác ABC vuông tại A, tia Cx nằm giữa 2 tia CA và CB. Vẽ đường tròn (O) có O thuộc cạnh AB, tiếp xúc với cạnh CB tại M và tiếp xúc với tia Cx tại N. Chứng minh rằng
a, Tứ giác MONC nội tiếp
b, \(\widehat{AON}=\widehat{ACN}\)
c, Tia AO là phân giác của \(\widehat{MAN}\)
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=2R. Lấy điểm C cố định thuộc nửa đường tròn. Trên cung AC lấy điểm M bất kì, kẻ MH⊥AB tại H. Gọi K là giao điểm của AC và MH, E là giao điểm của MB và CA. CMR
a, Tứ giác BHCK nội tiếp
b, Tam giác AIK đồng dạng với tam giác ACB
c, AK.AC = AM2
d, AE.AC + BE.BM luôn có giá trị không đổi khi M di chuyển trên cung AC
Cho tam giác ABC (AB<AC) có 3 góc nhọn, nội tiếp đường tròn tâm O. Hai tiếp tuyến tại B và C của (O) cắt nhau tại M, tia AM cắt đường tròn (O) tại điểm thứ 2 là D. Gọi E là trung điểm đoạn thẳng AD, tia CE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ 2 là F. CMR:
a, Tứ giác OBMC nội tiếp
b, MB2=MD.MA và\(\widehat{MOC}=\widehat{MEC}\)
c, BF//AM
Trên đường tròn (O) có đường kính AB=2R, lấy 1 điểm C sao cho AC=R và lấy điểm D bất kì trên cung nhỏ BC (D không trùng với B và C). Gọi E là giao điểm của AD và BC. Đường thẳngđi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB tại điểm H cắt tia AC tại điểm F. Điểm M là trung điểm EF
a, CM tứ giác BHCF nội tiếp
b, CM HA.HB=HE.HF
c, CM là tiếp tuyến của đường tròn (O)
d, Xác định vị trí của điểm D để chu vi tứ giác ABDC lớn nhất