Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 22
Điểm GP 5
Điểm SP 77

Người theo dõi (17)

Hoàng Sang Vũ
Trần tú quyên
~Lily~
Miku Chan

Đang theo dõi (13)


Câu trả lời:

Câu 1:

a. Điểm giống nhau:

- Đều là 2 văn bản được học ở chương trình lớp 6.

- Đều tả cảnh thiên nhiên là chủ yếu.

- Sử dụng đa dạng các kiểu, nhiều từ gợi tả gợi cảm.

- Đa dạng các biện pháp tu từ.

b. Điểm khác nhau:

- Nội dung:

+ Sông nước Cà Mau: Miêu tả vùng sông nước Cà Mau hùng vĩ, hoang dã. Khu chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, độc đáo. Bức tranh thiên nhiên vừa cụ thể vừa thể hiện cảm nhận và vốn hiểu biết của tác giả.

+ Vượt thác:

* Cảnh con thuyền vượt thác trên dòng sông Thu Bồn. Đó là cảnh ở ngã ba sông vô cùng ấn tượng với những bãi dâu bạt ngàn, với những con thuyền chất đầy lâm sản, những chòm cổ thụ trầm ngâm lặng nhìn xuống nước và những ngọn núi cao đột ngột hiện ra.

* Khắc họa hình ảnh Dượng Hương Thư khi chỉ huy con thuyền vượt thác. Hình ảnh thiên nhiên dữ dội càng làm nổi bật hình ảnh con người với vẻ đẹp khỏe khoắn. Đặc biệt với lòng dũng cảm can trường, với quyết tâm cao độ, con người đã chiến thắng thiên nhiên. Trong cuộc đấu không cân sức nhưng con người đã chiến thắng ca vang khúc khải hoàn.

- Nghệ thuật:

+ Sông nước Cà Mau:

* Cách kể chuyện giản dị, chân thực.

* Miêu tả cụ thể tỉ mỉ bằng nhiều giác quan.

* Có nhiều hình ảnh độc đáo.

+ Vượt thác:

* Biết quan sát, lựa chọn chi tiết để tả cảnh, tả người.

* Cánh kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

* Nhiều hình ảnh quen thuộc gần gũi.

- Tác giả, tác phẩm:

+ Sông nước Cà Mau: Trích từ tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi.

+ Vượt thác: Trích từ tác phẩm "Quê nội" của Võ Quảng.

Câu 2:

a. Các tác phẩm thân thuộc với thiếu nhi là:

+ Bài học đường đời đầu tiên - Tô hoài

+ Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ-Đô-đê

+ Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh

b.

Nhắc đến truyện cho thiếu nhi ta không thể nào không nhắc tới Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài. Với lứa tuổi này, những nhân vật quen thuộc như Dế Mèn sẽ khó thiếu trong cuộc sống. Vói cốt truyện li kì, hấp dẫn cùng nhiều chi tiết cao trào, các em thiếu nhi như bị lạc vào cuộc phiêu lưu cùng Mèn. Không chỉ vậy, Tô Hoài còn khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ, từ đó chúng ta càng thấy sự sinh động lôi cuốn của câu chuyện. Đặc biệt Bài học đường đời đầu tiên còn là một câu chuyện cuộc sống dạy chúng ta nhiều điều ý nghĩa. Tất cả đó khiến tác phẩm trở thành một người bạn không thể thiếu của thiếu nhi.

humbucminhlimdimkhocroi

Câu trả lời:

1. Tác giả Tô Hoài - Người cha đẻ của "Dế Mèn phiêu lưu kí" :

- Tên thật của ông là Nguyễn Sen

- Tô Hoài là bút danh gắn với các địa danh của quê hương ông là sông Tô Định và phủ Hoài Đức.

- Ông là nhà văn xuất sắc tiêu biểu của nền văn học nước nhà. Ông sáng tác nhiều thể loại truyện khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, hồi kì, tiểu luận, kịch bản phim, ... Ông là tấm gương tự học thành tài. Ông đã để lại cho đời khối lượng các tác phẩm đồ sộ khoảng 160 đầu sách. Truyện của Tô Hoài tinh tế, hóm hỉnh, chữ nghĩa giàu chất thơ, phong phú về cuộc sống. Ông thường viết về thiên nhiên, loài vật, con người vùng Tây - Bắc.

2. Tác phẩm nổi tiếng "Dế Mèn phiêu lưu kí" :

a, Giới thiệu chung về tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí"

- Dế Mèn tự kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác phẩm gồm có 10 chương được in vào năm 1941. Truyện được vết từ truyện ngắn "Con Dế" . Mỗi chương là một sự kiện, một câu chuyện, một bài học cuộc sông đáng nhớ trên chặng đường đi của Mèn.

- Là một câu chuyện được trẻ em trên khắp thế giới yêu thích và được dịch và nhiều thứ tiếng khác nhau.

b, Tóm tắt tác phẩm qua từng chương:

- Chương I: Tôi sống đọc lập từ thuở bé - Một sự ngố nghịch ân hận suốt đời.

- Chương II: Cuộc phiêu lưu bất ngờ - Làm đò chơi cho trẻ con mà không biết - Lại anh Xiến Tóc cho tôi một bài học mới.

- Chương III: Thoát khỏi cái lồng tù - Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha - Mệ kính mến của con ơi !

- Chương IV: Ông anh cả và ông anh hai của Mèn - Tri ân không đợi mà gặp.

- Chương V: Một sự vô ý rất nguy hiểm - Địa thế và tình các xóm lầy lội - Vì lẽ gì mà Mèn Và Trũi trốn đi được ?

- Chương VI: Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa - Chánh phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu - Thề rằng sinh tử có nhau.

- Chương VII: Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời - Cái cớ khiến Mèn lại lên đường.

- Chương VIII: Mền bị tù - Những sự xảy ra cho Mèn khi phải giam trong hầm kín của lão chim Trả - Xa nhau lại gặp nhau.

- Chương IX: Lại một chuyện rủi ro với các bạn kiến - Sự tức giận của mấy cô bé học trò - Ai có công nhất ?

- Chương X: Máy dòng tạm biệt của tập kí.