Câu 1:
a. Điểm giống nhau:
- Đều là 2 văn bản được học ở chương trình lớp 6.
- Đều tả cảnh thiên nhiên là chủ yếu.
- Sử dụng đa dạng các kiểu, nhiều từ gợi tả gợi cảm.
- Đa dạng các biện pháp tu từ.
b. Điểm khác nhau:
- Nội dung:
+ Sông nước Cà Mau: Miêu tả vùng sông nước Cà Mau hùng vĩ, hoang dã. Khu chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, độc đáo. Bức tranh thiên nhiên vừa cụ thể vừa thể hiện cảm nhận và vốn hiểu biết của tác giả.
+ Vượt thác:
* Cảnh con thuyền vượt thác trên dòng sông Thu Bồn. Đó là cảnh ở ngã ba sông vô cùng ấn tượng với những bãi dâu bạt ngàn, với những con thuyền chất đầy lâm sản, những chòm cổ thụ trầm ngâm lặng nhìn xuống nước và những ngọn núi cao đột ngột hiện ra.
* Khắc họa hình ảnh Dượng Hương Thư khi chỉ huy con thuyền vượt thác. Hình ảnh thiên nhiên dữ dội càng làm nổi bật hình ảnh con người với vẻ đẹp khỏe khoắn. Đặc biệt với lòng dũng cảm can trường, với quyết tâm cao độ, con người đã chiến thắng thiên nhiên. Trong cuộc đấu không cân sức nhưng con người đã chiến thắng ca vang khúc khải hoàn.
- Nghệ thuật:
+ Sông nước Cà Mau:
* Cách kể chuyện giản dị, chân thực.
* Miêu tả cụ thể tỉ mỉ bằng nhiều giác quan.
* Có nhiều hình ảnh độc đáo.
+ Vượt thác:
* Biết quan sát, lựa chọn chi tiết để tả cảnh, tả người.
* Cánh kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
* Nhiều hình ảnh quen thuộc gần gũi.
- Tác giả, tác phẩm:
+ Sông nước Cà Mau: Trích từ tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi.
+ Vượt thác: Trích từ tác phẩm "Quê nội" của Võ Quảng.
Câu 2:
a. Các tác phẩm thân thuộc với thiếu nhi là:
+ Bài học đường đời đầu tiên - Tô hoài
+ Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ-Đô-đê
+ Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh
b.
Nhắc đến truyện cho thiếu nhi ta không thể nào không nhắc tới Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài. Với lứa tuổi này, những nhân vật quen thuộc như Dế Mèn sẽ khó thiếu trong cuộc sống. Vói cốt truyện li kì, hấp dẫn cùng nhiều chi tiết cao trào, các em thiếu nhi như bị lạc vào cuộc phiêu lưu cùng Mèn. Không chỉ vậy, Tô Hoài còn khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ, từ đó chúng ta càng thấy sự sinh động lôi cuốn của câu chuyện. Đặc biệt Bài học đường đời đầu tiên còn là một câu chuyện cuộc sống dạy chúng ta nhiều điều ý nghĩa. Tất cả đó khiến tác phẩm trở thành một người bạn không thể thiếu của thiếu nhi.
bài 1
- cả hai bài sông nước cà mau và vượt thác đều sử dụng nhân hóa ,so sánh ở đầu và cuối văn bản cây cối trầm ngâm khi con thuyền vượt qua thác giữ như nhắc nhở con cháu cẩn thận khi vượt thác đồng thời gợi nên chỗ dựa vững chắc cho con người là đón chuyến vượt thác đã bình an trở về và cảnh cảnh sinh hoạt của con người trên cho năm căn
- điểm giống nhau của bài sông nước cà mau và vượt thác là đều tả cảnh sông nước
- điểm khác nhau của hai văn bản là 1 bài ta vùng cực nam tổ quốc con mot ben la ta mot lan vuot htac o mien trung
1.Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi, cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiộn lên vừa cụ thể lại vừa hao quái dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên, thơ mộng.
Điểm khác nhau: -Sông nước Cà Mau:kể về 1 địa danh của đất nước Việt Nam-Cà Mau , nơi có Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập,trù phú,độc đáoở vùng đất tận cùng phía nam Tổ Quốc. -Vượt thác:kể về 1 cuộc hành trình vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn,làm cho nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn,hùng vĩ.