Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 22
Điểm GP 5
Điểm SP 77

Người theo dõi (17)

Hoàng Sang Vũ
Trần tú quyên
~Lily~
Miku Chan

Đang theo dõi (13)


Câu trả lời:

Đặc trưng của văn học dân gian Tính truyền miệng của văn học dân gian Tác phẩm VHDG được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản. Quá trình sáng tác tập thể

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:

Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận Sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. VHDG là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình. Tính hiện thực của văn học dân gian

Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

Hệ thống thể loại của văn học dân gian Thần thoại Bài chi tiết: Thần thoại

Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thuỷ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt

Sử thi Bài chi tiết: Sử thi

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.

Xem thêm về một số bộ sử thi nổi tiếng: Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Mường), sử thi Đăm Săn, sử thi Uylixơ (Hy Lạp)…

Truyền thuyết Bài chi tiết: Truyền thuyết

Khái niệm

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Nhân vật

Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…

Đặc trưng thi pháp

Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế.
Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.

Cốt truyện truyền thuyết

Thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.

Đặc trưng nhân vật

Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’)

Ngôn ngữ truyền thuyết

Cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.

Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích. [1]

Cổ tích Bài chi tiết: Cổ tích

Khái niệm

Cổ tích là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật xấu xí, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…, thường có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo. Cố tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công… Cố tích ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp.

Đặc trưng thi pháp

Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.

Trong cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm,..., và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người ta cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, mơ tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.[2]

Ngụ ngôn Bài chi tiết: Ngụ ngôn

Khái niệm

Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Nguồn gốc

Một phần lớn của truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật do sự gần gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã "gán" cho con vật tính cách của con người. Khi đó, truyện ngụ ngôn dần xuất hiện.

Nội dung truyện

Đả kích giai cấp thống trị

Phê phán thói hư tật xấu Thể hiện triết lý dân gian

Đặc trưng thi pháp

Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết. Phần truyện kể thì nổi lên, phần ý nghĩa thì lắng đọng, người đọc tự rút ra. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, được xây dựng đối lập nhau để tạo sức hấp dẫn cho truyện (thông minh với ngu ngốc, tốt bụng với xấu xa, to lớn với nhỏ bé,...). Tác giả dân gian còn dùng biện pháp phủ định và biện pháp ẩn dụ để xây dựng truyện ngụ ngôn.

Nói ngay hay trái tai.

"Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;

Cứ mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy." [3]

Một số thể loại khác Truyện cười: được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí & phê phán thói hư tật xấu. Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm xúc, có hình ảnh, nhịp, vần, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hằng ngày. Câu đố: là những câu nói, câu văn có vần dùng để mô tả một vật, một khái niệm, một hiện tượng,… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy & cung cấp những tri thức về đời sống. Ca dao: là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần, có điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Vè: là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo & bình luận.

Ngoài ra, VHDG còn có một số thể loại khác như truyện thơ, chèo,...

Câu trả lời:

Thoáng một cái, mùa xuân tự đến lúc nào mà tôi không hay. Tôi chỉ cảm thấy cái gì đó ấm áp mà cành đào xuyến điểm thắm nhung hồng và những giọt sương ướt đẫm cành ngủ li bì trên chiếc lá xanh non mơn mởn. Ấy, mùa xuân về rồi, về với quê hương tôi rồi, về với niềm vui hớn hở chờ mong rồi. Sao tôi có thể không tận hưởng những giây phút tuyệt vời này chứ !

Sau một giấc ngủ đông dài dằng dẳng đang dần bừng tỉnh, cái không khí mang ẩm hơi sương bao trùm lấy quê tôi. Mọi thứ dường như chỉ còn mờ mờ, ảo ảo trong cái khung cảnh yên tĩnh, tĩnh mịch, duy chỉ có tiếng gió vi vu hòa âm những khúc hát muôn thuở sớm mai. Tôi hòa mình vào nó. Một cảm giác lâng đâng, bay bổng khiến tôi cứ ngỡ được sống với mẹ thiên nhiên, được trở khoảnh khắc tự do mà tôi hằng mong muốn. Cái không khí lạnh già đã từng tràn về nơi đây chỉ lấm tấm hơi ấm bởi lẽ nó đã tan đi rồi mang tới sức sống thức giấc vạn vật bừng tỉnh.

Xuân về lay động đất trời khiến vạn vật bừng tỉnh thắm tô một màu sắc rực rỡ, sinh động và vui tươi. Những chú chim như các cô sơn ca tí hon ca hát tưng bừng chào đón một ngày mới, một năm mới với nhiều cảm xúc ngọt ngào mà sâu lắng đong đầy trong mỗi chúng ta. Ông mặt trời nhảy múa khẽ thức tỉnh vạn vật mau thức giậy chòa đón xuân sang. Những hạt sương cũng đón tia nắng vàng tươi để rồi cảm nhận đất đai cựa quậy vươn mình bừng tỉnh giấc. Song đất trời cũng hồi sinh, vạn vật cũng được tiếp thêm sức sống. Tiếng gọi về của mùa xuân tạo nên một bản nhạc du dương như gọi về bởi sự mới lạ, gọi về bởi những điều đẹp đẽ trong cuộc sống và điều ấy cũng chính là cái khoảnh khắc tôi tìm lại bản thân trong diện mạo mới.

Dường như nhắc đến xuân, tôi không thể nào quên cái tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc màu rực rỡ, lung linh. Những chiếc là như những cánh tay chào đón xuân rồi diện cho mình bộ quần áo mới xanh mơn mởn một màu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Được nàng xuân tặng cho chiếc áo mới, một vài nhánh lộc non nhú ra như càng điểm tô thêm mùa xuân đẹp đẽ ở quê hương tôi. Làm sao có thể quên được chứ ! Xuân sẽ chẳng còn đẹp nữa nếu thiếu những chị hoa khoe sắc, tỏa hương. Chị hoa hồng rực rỡ trong chiếc váy dạ đỏ như sắp sửa tham gia lễ hội sắc đẹp muôn loài. Còn cô hoa hồng lại xúng xính trong chiếc váy vàng tươi sáng như ánh nắng ban mai mỗi sớm rọi về. Riêng anh đồng tiền lại khác, anh giang đôi tay khỏe khoắn vươn mình hứng những giọt sương ban mai như đang cảm nhận sức sống dồi dào đang tràn về.

Mọi người cũng bắt đầu dậy, đón một ngày mới tưng bừng, huyên nào với những nụ cười rạng rỡ trên môi. Ai cũng tập trung trên đường đông đúc, chen chúc như đàn kiến vừa vỡ tổ. Hàng ngàn cô cậu bé nô đùa vui chơi háo hức. Các bác bán hàng cũng ý ới rao bán những món đồ chơi. Tất cả tạo nên một bức tranh hoạt động vui tười, đầy sắc màu.

Những ngày xuân trong buổi sớm ban mai sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí tôi.