1. Tác giả Tô Hoài - Người cha đẻ của "Dế Mèn phiêu lưu kí" :
- Tên thật của ông là Nguyễn Sen
- Tô Hoài là bút danh gắn với các địa danh của quê hương ông là sông Tô Định và phủ Hoài Đức.
- Ông là nhà văn xuất sắc tiêu biểu của nền văn học nước nhà. Ông sáng tác nhiều thể loại truyện khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, hồi kì, tiểu luận, kịch bản phim, ... Ông là tấm gương tự học thành tài. Ông đã để lại cho đời khối lượng các tác phẩm đồ sộ khoảng 160 đầu sách. Truyện của Tô Hoài tinh tế, hóm hỉnh, chữ nghĩa giàu chất thơ, phong phú về cuộc sống. Ông thường viết về thiên nhiên, loài vật, con người vùng Tây - Bắc.
2. Tác phẩm nổi tiếng "Dế Mèn phiêu lưu kí" :
a, Giới thiệu chung về tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí"
- Dế Mèn tự kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác phẩm gồm có 10 chương được in vào năm 1941. Truyện được vết từ truyện ngắn "Con Dế" . Mỗi chương là một sự kiện, một câu chuyện, một bài học cuộc sông đáng nhớ trên chặng đường đi của Mèn.
- Là một câu chuyện được trẻ em trên khắp thế giới yêu thích và được dịch và nhiều thứ tiếng khác nhau.
b, Tóm tắt tác phẩm qua từng chương:
- Chương I: Tôi sống đọc lập từ thuở bé - Một sự ngố nghịch ân hận suốt đời.
- Chương II: Cuộc phiêu lưu bất ngờ - Làm đò chơi cho trẻ con mà không biết - Lại anh Xiến Tóc cho tôi một bài học mới.
- Chương III: Thoát khỏi cái lồng tù - Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha - Mệ kính mến của con ơi !
- Chương IV: Ông anh cả và ông anh hai của Mèn - Tri ân không đợi mà gặp.
- Chương V: Một sự vô ý rất nguy hiểm - Địa thế và tình các xóm lầy lội - Vì lẽ gì mà Mèn Và Trũi trốn đi được ?
- Chương VI: Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa - Chánh phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu - Thề rằng sinh tử có nhau.
- Chương VII: Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời - Cái cớ khiến Mèn lại lên đường.
- Chương VIII: Mền bị tù - Những sự xảy ra cho Mèn khi phải giam trong hầm kín của lão chim Trả - Xa nhau lại gặp nhau.
- Chương IX: Lại một chuyện rủi ro với các bạn kiến - Sự tức giận của mấy cô bé học trò - Ai có công nhất ?
- Chương X: Máy dòng tạm biệt của tập kí.
Hành trình phiêu lưu của Mèn đầy ắp những kỉ niệm. Những cuộc phiêu lưu lí thú đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp, sai lầm. Thậm chí có lúc thật bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình "đi một ngày đàng học một sàng khôn". Qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn Được mở rộng, đồng thời Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.
Dế Mèn phiêu lưu ký được xem là những trang văn mẫu mực của văn học thiếu nhi. Dường như mọi câu, đoạn, hình ảnh đều tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của người đọc.
Tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc.
Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất.
Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn…
Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở khả năng nắm bắt và mô tả đời sống tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi và cả thanh niên. Ông đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàng những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.