Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp.

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu.

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là Gàn dở.

- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là Bệnh giả tưởng.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong lớp 5 hồi II vở kịch hài nổi tiếng Trưởng giả học làm sang.

 b. Thể loại: Kịch.

@332650@@332704@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Diễn biến của hành động kịch

- Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc - đanh, một người trên 40 tuổi, thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và một tay phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.

- Lời chỉ dẫn sân khấu dài; "Bốn tay thợ phụ bước vào..." chia lớp kịch này thành hai cảnh rõ rệt: cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may; cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Cản trước trên sân khấu có bốn nhân vật là bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục, ông Giuốc-đanh và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh sau đông hơn, sôi động hơn, có thêm bốn tay thợ phụ nữa.

- Cảnh trước đó có hai người là ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau. Cảnh sau cũng chỉ có hai người là ông Giuốc-đanh và một thợ phụ (tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến lúc trước) nói với nhau. Nhưng ta hình dung bốn tay thợ phụ kia cũng xúm xít chung quanh, và ông Giuốc-đanh tuy chỉ thoại với một người mà như nói với cả tốp thợ phụ năm người. Cảnh này rõ ràng nhộn nhịp hơn cảnh trước.

- Cảnh trước chủ yếu là những lời đối thoại, tất nhiên các lời đối thoại ấy kèm theo cử chỉ, động tác. Sang cảnh sau, khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại, mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới chô ông Giuốc-đanh. Kịch sôi động hẳn lên.

@332779@

2. Ông Giuốc-đanh và bác phó may

- Cuộc đối thoại giữa hai người xaoy quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tết, bộ tóc giả và lông đính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.

- Tất nhiên ai may áo cũng phải may hoa hướng lên trên. Bác phó may chẳng biết là vì dốt, hay là do sơ suất hay do cố tình biến ông Giuốc-đanh thành trò cười nên may ngược hoa. Ông Giuốc-đanh chưa phải là mất hết tỉnh tái nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc áo hoa ngược là ông ưng thuận ngay.

- Đoạn này có kịch tính cao. Bác phó may ăn bớt vải của mình. Ông chuyển sang thế chủ động, trách bác phó may bằng hai lời thoại. Bac phó may chống đỡ yếu ớt. Bây giờ đến lượt bác gỡ thế bí bằng cách chơi nước cờ lảng sang chuyện khác, hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Nước cờ khá cao tay vì nó đánh trúng vào tâm lí ông Giuốc-đanh đang muốn học đòi làm sang.

@332877@

3. Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ

- Mô-li-ê chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ xưng là "ông lớn" ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

- Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi, hết "ông lớn" đến "cụ lớn" rồi đến "đức ông".

- Ông Giuốc-đanh vẫn cứ nghĩ đến túi tiền của mình. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: "Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong của tiền cho nó thôi". Nhưng qua câu nói đó, ta thấy tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết tiền để được "làm sang".

@333067@@332974@

4. Nhân vật hài kịch bất hủ

- Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ mãi moi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

- Khán giả có thể cười đến khi vỡ rạp khi được tận mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn, lại may người hoa, ấy thế mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây nhà quý phái.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

2. Nội dung

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.