Văn mẫu lớp 7

Hỏi đáp

Đề bài : Bình luận về hình ảnh cô thôn nữ làng quê ngày xưa qua một số bài ca dao có hai chữ Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thương thay thân phận con tằm" Đề bài : Cảm nhận của em về bài ca dao : " Nước non lận đận một mình" Đề bài : Cảm nghĩ về nẻo đường tuổi thơ qua ca dao Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao : "Hỡi cô tát nước bên đàng" Đề bài : Bình giảng bài ca dao "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài" Đề bài : Bình giảng bài ca dao " Thuyền ơi có nhớ bến chăng " Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thằng Bờm" và phát biểu cảm nghĩ của em Đề bài : Bình giảng bài ca dao " Con cò mà đi ăn đêm" Đề bài : Bình giảng bài ca dao : " Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa" Bình giảng bài ca dao "Núi truồi ai đắp mà cao Sông Hương ai bới ai đào mà sâu" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Tháng chạp là tháng trồng khoai" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Trâu ơi ta bảo trâu này" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Cày đồng đang buổi ban trưa....." Đề bài : Phân tích bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng" Rút gọn câu Để bài : Phân tích nỗi đau khổ của những em thơ trong bi kịch gia đình khi bố mẹ bỏ nhau Đề bài : Cảm nghĩ của em về cảnh chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B Đề bài : Phân tích bài ca dao "Công cha như núi ngất trời" ? Đề bài : Phân tích bài ca dao " Chiều chiều ra đứng ngõ sau" ? Đề bài : Phân tích bài ca dao "Ngó lên nuộc lạt mái nhà" Đề bài : Cảm nhận về bài ca dao " Anh em nào phải người xa" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Ơn cha nặng lắm ai ơi" Đề bài : Phân tích bài ca dao " Cây khô chưa dễ mọc chồi" Đề bài : Phân tích bài ca dao "Con người có cố có ông- Như cây có cội như sông có nguồn" và " Anh em như chân với tay - Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao "Đường vô xứ Huế quanh quanh" Đề bài : Nêu xuất xứ, chủ đề, ngôi kể truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" - Khánh Hoài Đề bài: "Cuộc chia tay của những con búp bê" đã thể hiện một cách cảm động tình anh em của Thành Thủy. Hãy phân tích và nêu cảm nghĩ. Đề bài : Bình luận về tinh thần tương thân tương ái Đề bài : Bình luận câu : " Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp" - Thân Nhân Trung (1418-1499) viết năm 1484, thời Hồng Đức. Đề bài : Thi hào Nguyễn Du viết : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" - Truyện Kiều - Nhưng sao buổi sảng, thi Thành dẫn em gái đến trường chào từ biệt cô giáo và các bạn của Thủy, lúc tâm trạng của hai anh rất buồn và đau khổ thì trái lại cuộc sống vẫn Đề bài : Hình ảnh người mẹ hiền được bố của En-ri-cô nhắc đến trong bức thư qua bài "Mẹ tôi" Đề bài : Giới thiệu khái quát tác phẩm " Những tấm lòng cao cả " của Ét - môn - đô đơ A - mi - xi Đề bài : Bố của En-ri-cô là người bố rất yêu con, nhưng cũng rất nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con. Phân tích và chứng minh ? Đề bài : Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Ét - môn - đô đơ A - mi - xi Đề bài : Nêu xuất xứ và nội dung bài "Mẹ tôi". Cho biết vì sao bố phải viết thư cho con ? Đề bài : Cảm nhận của em về bài "Cánh cổng trường mở ra" của Lý Lan Đề bài : Phân tích ngắn gọn tâm trạng và ý nghĩ của người mẹ trong bài "Cổng trường mở ra" của Lý Lan Đề bài : Hình ảnh đứa con thơ trong bài "Cổng trường mở ra" của Lý Lan Để bài : Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Sang năm con lên bẩy" của Vũ Đình Minh Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đề bài : Cảm nhận của em về tình mẹ Đề bài : Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Tố gỗ hơn tốt nước sơn” Đề bài : Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công….Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng” Đề bài : Cảm nghĩ về câu cao dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” Đề bài : Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch Đề bài : Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài Đề bài : Giải thích câu tục ngữ sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người Đề bài : Giải thích câu nói “Sách là người bạn tốt của con người” Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Đề bài : Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” Đề bài : nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” Đề bài : Phân tích bài Đề bài : Tả về cô giáo mầm non của em.
lan anh nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 9 2016 lúc 12:12

- Tâm trạng đau đớn đến tột cùng khi phải xa mẹ, xa em mãi mãi.
- Thương em, nhớ em và trách giận bố mẹ đã gây ra cuộc chia ly này
- Hứa với em cũng chính là tự hứa với lòng mình: .... (1 điều gì đấy)

Lê Như
Xem chi tiết
Lê Dung
22 tháng 9 2016 lúc 15:11

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội.  Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

Cao Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 9 2016 lúc 19:13

BN THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉCao Thị Hương Giang

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tich lịch sử, một danh lam thắng cảnh nồi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh cùa đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thú đô Hà Nội. Được tận mat nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vững và liễu rù thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thich nhất là hỉnh ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu dỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mồi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

 Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

 Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đềnbằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều nguời đi lại một lúc. cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đến đượcxây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để miềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

 


 

cô nàng mạnh mẽ
22 tháng 10 2017 lúc 17:29
Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến bài học lịch sử về giai thoại vị ạnh hùng trả lại kiếm cho thần Kim Quy. Tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ đấy.

Hồ Gươm nậm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong như tấm gương soi hình bầu dục. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau những buổi chiều đi học về em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu kéo dài.

Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Trên cầu, em đã cùng chị gái thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi mưa, mặt hồ lại lăn tán gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những "chị” liễu ở gần đó rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những “anh” cọ thẳng đứng, cao vút như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui... ...mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước, đó là nhà hàng Thủy Tạ. Cách đó không xa, một tòa nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương dìu dịu của những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú ấy. Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
5 tháng 9 2016 lúc 20:06

có nhầm sang câu 2 ko z

Nguyễn Anh Duy
5 tháng 9 2016 lúc 21:05

Bài mấy trong sách giáo khoa vậy

Trần Ngọc Uyên Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 13:43

Sau khi Thủy và mẹ đi rồi, bố về. Thành khóc lóc nằng nặc đòi bố đón mẹ và em gái về. Người bố cả đêm suy nghĩ lời nói của con trai. Sáng hôm sau, bố cùng Thành về quê ngoại đón mẹ và Thủy về nhà. Gia đình đoàn tụ, sống với nhau hạnh phúc

Kết thúc là cái kết có hậu nhé 

Thảo Phương
6 tháng 9 2016 lúc 14:35

Sau khi chứng kiến cảnh chia ly đầy đớn đau của 2 đứa con của mình, mẹ của Thành và Thuỷ thực sự rất day dứt. Chỉ vì mâu thuẫn của 2 vợ chồng mà giờ đây, gia đình tan nát, con cái không thể nhận được sự yêu thương trọn vẹn của cả bố lẫn mẹ. Cuối cùng, bà gọi cho chồng và bày tỏ nỗi niềm. Bố của 2 anh em cũng rất xúc động khi bà kể về cuộc chia tay đẫm nước mắt của Thành và Thuỷ. Rồi họ quyết định tái hôn. Nhận được tin này, Thành Thuỷ rất vui mừng vì giờ đây, họ sẽ trở lại một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc như trước!

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 15:10
- Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.- Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.Kiểu dạng này đó
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 15:11

Như chúng ta đã biết, địa danh thường có những nét tiêu biếu về các phương diện địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hoá. Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trừ tình muôn bày tỏ tình cảm với nhau qua việc chia sẻ hiếu biết về nhừng danh lam thắng cảnh cua quê hương đất nước. Điều đó còn cho thấy người hỏi đã biết lựa chọn những nét đặc sắc, tiêu biểu về địa danh và người đáp đã trả lời rất trúng ý của người hỏi. Họ là những con người tài hoa, lịch lãm, tế nhị.

Văn hải Nguyễn
28 tháng 9 2021 lúc 20:49

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.- Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau. CHÚC HỌC GIỎI NHA🥰🥰

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 15:24

a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.

- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi. - Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.

- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.

b. Cách tả của bài ca dao

- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.

- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.

c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.

- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.

- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.

d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.

- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo dựng nên thắng cảnh.

- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.

Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 15:25

-“Rủ nhau” : dùng từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết  và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó => là một yếu tốthể hiện tính cộng đồng của ca dao.

-Cách tả cảnh : gợi mà không tả. Chỉ dùng phép liệt kê, liệt kê những cái tên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng Hà Nội.

-Địa danh trong bài 2 rất đặc biệt : vừa là thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời nó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn liền với lịch sử và nền văn hiến của dân tộc. => gợi lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa.

-Câu cuối : “ hỏi ai gây dựng nên non nước này” : là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Đó cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau phải biết trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống dân tộc.

๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
2 tháng 7 2018 lúc 20:12
Trong bài 2 có cảnh Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ. Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây làgợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
7 tháng 9 2016 lúc 20:53

Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh( hay còn được gọi là từ láy tượng thanh).

– Ha hả: mô phỏng tiếng cười to.
– Oa oa: giống như tiếng khóc của em bé.
– Tích tắc: giống tiếng âm thanh từ quả lắc đồng hồ.
– Gâu gâu thì lại giống tiếng con chó sủa.

Nguyen Thi Mai
7 tháng 9 2016 lúc 20:50

Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu = > mô phỏng âm thanh: âm thanh tiếng cười, âm thanh tiếng trẻ khóc, âm thanh tiếng đồng hồ chạy, âm thanh tiếng cho sủa.

Nguyen Thi Mai
7 tháng 9 2016 lúc 20:50

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé,tích tắc giống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 9 2016 lúc 15:42

Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!

Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau : 
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng : 
Con cò bay lả, bay la 
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 

2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến : 
Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non 
Nàng về nuôi cái cùng con 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng 

3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân : 
* Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh 
* Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 
Ông ơi ông vớt tôi nao 
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ... 

4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN : 
Con cò chết rũ trên cây 
Cò con mở sách định ngày làm ma 
Cà cuống uống rượu la đà 
Chim ri riú rít bò ra tranh phần... 

5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH : 
Cái cò là cái cò quăm 
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ... 

TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !

le duc minh vuong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh
11 tháng 9 2016 lúc 9:13

dịu dàng là từ ghép đẳng lập