Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
7 tháng 9 2016 lúc 20:27

hơi xấu một tí

Trần Đình Trung
7 tháng 9 2016 lúc 20:28

Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Trần Đình Trung
7 tháng 9 2016 lúc 20:45

nhận xet

 

Cung Sư Tử
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
7 tháng 10 2016 lúc 20:30

Hai câu thơ trong bài " Qua Đèo ngang " của Bà Huyện Thanh Quan:

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

     Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Qua đây, em thấy Bà Huyện Thanh Quan là một người rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ. Từ " lom khom " , " lác đác " là 2 từ láy. Để cho bài thơ thêm sinh động, rõ nét hơn trc mắt người đọc, bầ còn sử dụng số từ " vài " và " mấy " để làm tăng lên sự vắng vẻ, leo lắt. Thiên nhiên thật rộng lớn và hùng vĩ, còn con người thì có phần nhỏ bé trước thiên nhiên.

Bài này trên lớp mình chưa học nhưng học đội tuyển từ hồi cuối lp 6 nên có nhớ chút, có thiếu j thông cảm nha, nhưng đây cụ thể và đầy đủ rồi nha hihi

Nguyễn Thế Huân
Xem chi tiết
Nguyễn Huế
24 tháng 4 2017 lúc 20:39

Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo và rất hiếu học. Trong mỗi gia đình Việt Nam dù khó khăn đến mấy, các bậc cha mẹ đều lo cho con cái được học hành nên người. Có biết bao câu tục ngữ, bài ca, lời hay ý đẹp nói về việc học hành được truyền tụng trong dân gian. Cổ nhân cũng có câu:

"Tiên học lễ, hậu học văn".

Đó là câu nói của "thánh hiền" mà các cụ đồ nho ngày trước thường dùng để răn dạy học trò. Nó không phải là một câu tục ngữ nhưng được lưu truyền như một câu tục ngữ, hàm chứa một bài học đạo lí sâu sắc.

Tham khảo thêm bài làm hãy hoặc trong tác phẩm chữ người tử tù

"Tiên" là trước, "hậu" là sau. "Học lễ" nghĩa là học lễ nghĩa, đạo đức... "Học văn" nghĩa là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật... "Tiên học lễ, hậu học văn" nghĩa là, trước tiên phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa, học các kiến thức khẳng định việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách văn hóa cho thanh thiếu nhi.

Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" là một châm ngôn đã được khắc sâu vào hồn người qua hàng nghìn năm lịch sử.

Mục đích học tập là gì? Học để làm người, con người có nhân cách và có văn hóa. Học để trở nên tài giỏi, người công dân tốt, người lao động giỏi, đem đức tài làm rạng rỡ cho gia đình, phục vụ đắc lực cho Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh".

Đức và tài là hai tố chất hợp thành nhân cách văn hóa. Học để phát triển đức, tài. Đạo đức là cái gốc của con người. Tài năng chỉ có thể phát triển rực rỡ trên nền tảng đạo đức. Cây cối phải sâu rễ, gốc bền mới có nhiều hoa thơm trái ngọt. Con người cũng vậy, đạo đức, tư cách là điều kiện làm nảy nở tài năng. Do đó, người dạy cũng như người đọc phải biết "Tiên học lễ, hậu học văn" một cách sâu sắc. Một khi người học chưa được giáo dục đến nơi đến chốn thì đừng vội "học văn" vì có "học văn" cũng vô ích. Kẻ có tài mà kém đức là vô dụng, chỉ làm nên những chuyện bất lương. Học giỏi văn, toán... được điểm cao, nhưng bất hiếu, vô lễ, càn quấy... thì có giá trị gì? Chúng ta phải phấn đấu trở nên con ngoan, lễ phép, vâng lời, chăm học chăm làm... của cha mẹ. Phải là người học sinh biết kính thầy, mến bạn, giúp đỡ bạn bè và nỗ lực học giỏi.

"Tiên học lễ, hậu học văn" là một định hướng, một phương châm giáo dục giúp học trò trở thành những con người vừa có đức, vừa có tài.

Câu nói của cổ nhân trên đây làm chứa một nội dung sâu sắc về việc dạy và việc học. Nhân dân ta đề cao đạo lí, đạo đức, lễ nghĩa, không phải tư tưởng phong kiến mà trong lời dạy "Tiên học lễ, hậu học văn" đã mang màu sắc và tính chất của đạo đức nhân dân. Nguyễn Trãi, người anh hùng, nhà thơ lớn trong thế kỉ 15 đã từng viết trong "Quốc âm thi tập": "Trồng cây đức để con ăn". Muốn trồng được "cây đức" thì trước hết phải dạy con cái "Tiên học lễ, hậu học văn".

Nói "học lễ" trước, "học văn" sau không có nghĩa tách rời hai khâu trong một quá trình dạy và học. Học lễ để đảm bảo cơ sở cho việc học văn, học văn để phát huy việc học lễ. Hai khâu học gắn bó với nhau, tác động nhau để hình thành nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ.

Nói "học văn" sau không có nghĩa là coi nhẹ việc học tập văn hóa. Con người mới phải là con người yêu nước, có trình độ cao về văn hóa, khoa học kĩ thuật. Người có đức mà không có tài cũng chẳng làm nên trò trống gì! Bởi vậy, đừng nên học văn hóa một cách đơn thuần mà không coi trọng việc rèn luyện đạo đức. Hoặc chỉ coi trọng việc "học lễ" mà coi nhẹ "học văn" cũng là cách học bất cập.

Giáo dục là thước đo tầm vóc của một dân tộc. Trong bốn nghìn năm dựng nước, dân tộc ta rất coi trọng mở mang việc học hành. Văn miếu với bia đá khắc tên hàng nghìn tiến sĩ. Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm... là những ông thầy vĩ đại, đã đào tạo cho đất nước bao nhiêu nhân tài lỗi lạc. Các cụ đã đề cao "Tiên học lễ, hậu học văn" nên mới làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt.

Năm điều dạy thiếu nhi của Bác Hồ: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt.... Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm..." đã bao hàm ý nghĩa "Tiên học lễ, hậu học văn" dưới ánh sáng đường lối giáo dục của Đảng.

Hiện nay, đó đây còn có một số thanh thiếu nhi lười học, nói tục, chửi bậy, vô lễ với thầy cô giáo, thô bạo với bạn bè... Hiện tượng ấy nói lên việc giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trường chưa được coi trọng đúng mực.

Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" có giá trị như một châm ngôn giúp học sinh chúng ta nâng cao nhân cách, trau dồi đạo đức, có ý thức học tập tốt. Qua hàng nghìn năm tồn tại, câu nói của cổ nhân, không hề bị phù mờ lớp bụi thời gian mà trái lại, chân lí ấy vẫn tỏa sáng. Nó vẫn có giá trị định hướng việc tu dưỡng và học tập cho thế hệ trẻ.

Thời cắp sách với bao mộng đẹp: Lớn lên mang đức tài làm rạng rỡ Tổ Quốc. Câu nói của cố nhân giúp ta đi đúng hướng để thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu"...

Chibi Usa
28 tháng 9 2017 lúc 12:54

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Nguyệt Xù Papy
10 tháng 5 2017 lúc 20:19

Giusp gì

phan quỳnh như lê
Xem chi tiết
Minh Nhân
25 tháng 3 2021 lúc 20:07

Em tham khảo nhé !

 

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.

Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…

Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi Vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn và phát huy. Những trang sử vàng son thời trung đại cũng chưa bao giờ bị lãng quên. Những gia đình chính sách, người có công với Cách mạng như thương binh, bệnh binh,…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Để tưởng nhớ những người có công với nước, nhân dân ta đã bày tỏ lòng thành kính bằng cách xây dựng những công trình như: nghĩa trang liệt sĩ, đền, miếu, lăng tẩm thờ phụng các bậc tiền bối, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Bày tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, phòng truyền thống, đài tưởng niệm,… đã được xây dựng để nhắc nhở mọi người về lịch sử hào hùng, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những ngày lễ như ngày 26/3, 30/4, 1/5, 27/7,… để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Không những vậy, đối với học sinh chúng ta còn có ngày 20/11, ngày 8/3,… để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo. Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa,…Việc thể hiện lòng biết ơn với các gia đình,các cá nhân có công với Cách mạng với những phong trào như: phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tĩnh nghĩa, thăm hỏi và động viên những người có công, tìm và quy tụ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang địa phương đang được phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Vậy nên khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu đẹp thêm giá trị văn hóa cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của đất nước.

 

Để tỏ lòng thành kính, biết ơn và nhớ về nguồn cội thì mỗi cử chỉ, lời nói hay hành động nhỏ của chính chúng ta cũng life biểu hiện, là mình chứng cho lòng biết ơn đó. Trong gia đình, đối với những người đã khuất, dù chỉ một nén hương hay một biết có em ta đã thể hiện được lòng biết ơn dù không xa hoa, cầu kì. Đối với bố mẹ. ta cần phải ngoan ngoãn vâng lời, học hành chăm chỉ và hiếu thảo. Với ông bà thì lời chào hay hành động nhổ tóc sâu, lấy tăm cũng bày tỏ lòng thành kính của mình. Hay đối với thầy cô, để tỏ lòng nhớ ơn, ta phải ngoan ngoãn, chăm học và tuân thủ nội quy của trường,…

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và hiện đại như ngày nay thì những giá trị truyền thống cũng đang ngày càng bị mai một. Đặc biệt là một số bộ phận giới trẻ thời nay đang quay lưng với truyền thống tốt đẹp ấy. Họ sống một cách ích kỉ,vong ơn bội nghĩa, chỉ biết cho riêng mình mà không quan tâm tới cuộc sống xung quanh, nhất là những ngày lễ hay lễ hội của địa phương, của dân tộc. Không những vậy, ngày cả những người đã lớn tuổi cũng vẫn đang mang trong mình sự ích kỷ, vô tâm. Vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta phải biết giữa hiện truyền thống cao quý và tốt đẹp ấy. Bên cạnh đó, chúng ta không những chỉ hưởng thụ thành quả, công lao của thế hệ đi trước mà còn phải cố gắng tạo ra, cố gắng để lại những thành quả cho thế hệ sau.

Qua đây, câu tục ngữ đã cho ta lời khuyên và bài học về lòng biết ơn sâu sắc. Và chính ngay lúc này đây, truyền thống biết ơn lại càng phải được đề cao hơn nữa. Đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ, thầy cô và các thế hệ cha anh bằng cách chăm ngoan, học giỏi để trở thành một công dân tốt và xây dựng đất nước ngày càng văn minh hơn.

Dương Nguyễn Thùy
25 tháng 3 2021 lúc 20:08

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã mất. Dân tộc ta còn có ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27 tháng 7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc, hy sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 tháng 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27 tháng 2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh cần hiểu được câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để sống sao cho đúng. Đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người. Sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiêng liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

nguyenngocsom
25 tháng 3 2021 lúc 20:12

Tục ngữ là kho tàng tri thức quý giá của con người. Mỗi câu tục ngữ đều đem đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Một trong số đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trước hết, cần hiểu được câu tục ngữ trên đã đưa ra cho con người một lời khuyên quý giá về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống. Khi con người được hưởng thành quả lao động nào đó (chiếc áo ta mặc, hạt gạo ta ăn…) thì cần phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình.

Không có bất cứ thứ gì tự nhiên mà có. Hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Nếu như không có người vun trồng, chăm sóc cây xanh sẽ không có trái ngọt. Vậy nên những cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó.

Trước hết phải biết kính trọng và biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đồng thời phải quý trọng sức lao động của con người. Không phung phí, làm tổn hại, thất thoát những giá trị lao động của bản thân và của người khác. Học cách quý trọng các thành quả mình được hưởng, đồng thời phải phát huy hiệu quả của các thành quả đó trong quá trình sử dụng. Ngoài việc biết hưởng thụ ra ta còn phải biết giữ gìn và bảo vệ thành quả đó sao cho xứng đáng là người kế tục và cũng có trách nhiệm gieo giống vun trồng cây cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, chúng ta cần quyết liệt phê phán những thái độ sai trái vô ơn, bạc nghĩa, sử dụng lãng phí hay phá hoại thành quả có ích và coi thường những người có công với nhân dân, với tổ quốc.

Như vậy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học đạo đức sâu sắc, một lời khuyên chân thành có tính giáo dục cao đối với mọi thế hệ. Câu chuyện ăn khế trả vàng trong truyện cổ tích xưa chính là dẫn chứng cho đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chú chim vì trót ăn khế của anh nông dân nghèo nên trả nghĩa bằng cách chở anh tới đảo vàng. Từ đó, vợ chồng anh thoát khỏi cảnh nghèo khổ, sống ấm no mãi về sau. Một câu chuyện đơn giản nhưng ẩn chứa bài học lớn. Hay như trong thực tế, Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng con dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc. Hiện nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới những người mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập, phát triển của nước nhà ngày hôm nay.

Có đôi khi, lối sống biết ơn cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản. Tấm lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự tri âm đối với những y bác sĩ - những người đang ngày đêm nỗ lực để chống lại đại dịch Covid-19. Hoặc đơn giản chỉ là lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn còn cách sống vô ơn, bội bạc:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Và cũng đáng buồn hơn khi một bộ phận giới trẻ ngày nay có thái độ sống “sùng ngoại”, họ hòa nhập với văn hóa các nước nhưng lại dễ dàng để bị “hòa tan” mà quên đi cốt lõi tinh hoa dân tộc. Ngay cả những người không biết cố gắng trong cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội cũng là biểu hiện xấu của sự lòng biết ơn, trân trọng cuộc đời mà ta được tạo hóa ban tặng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Vậy nên, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một đạo lí tất yếu của con người cần có. Dù có là bất cứ ai, đang ở bất cứ nơi đâu, thì cũng đừng quên đi những người đã có công ơn đối với chúng ta.

Như vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ để lại cho con người một bài học sâu sắc. Hãy luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc Việt Nam.