Sang thu- Hữu Thỉnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lạc Đồng
Xem chi tiết
vy huyền
Xem chi tiết
Thanh Hà Lê
12 tháng 4 2018 lúc 22:49

phân tích cả bài à???

Vũ Thị Yến Chi
14 tháng 4 2018 lúc 21:51

phân tích cả bài?batngo

Tai Nguyen Manh
Xem chi tiết
thanh1
16 tháng 5 2018 lúc 19:51

- Không thể thay từ chùng chình bằng tròng trành hay bồng bềnh được vì:
+ Từ chùng chình gợi tả sự cố ý chậm lại

+ Từ tròng trành gợi sự nghiêng qua, nghiêng lại không giữ được thăng bằng
+ Từ bồng bềnh gợi sự chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn gió và làn sóng

- Nếu thay từ chùng chình bằng tròng trành hay bồng bềnh thì nghĩa của câu thơ sẽ bị thay đổi: Từ chùng chình gợi tả làn sương giăng mắc trước ngõ như mang theo tâm trạng của con người: Làn sương như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa từ hạ sang thu

BẠN THAM KHẢO TẠM NHÉ!!!!

Tô Cường
Xem chi tiết
Tô Cường
Xem chi tiết
Miu
Xem chi tiết
๖ۣۜAnonymous
23 tháng 5 2018 lúc 22:07

"sang thu" là những cảm nhận một cách tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh về thời khắc đất trời chuyển từ hè sang thu, thời khắc mà nếu ko để ý kĩ càng thì khó mà cảm nhận được 1 cách sâu sắc.

Và dường như nó khó có thể bắt gặp như vậy nên cảm xúc của hữu thỉnh cũng dâng trào và tạo thành 1 mạch thơ.

ông chỉ sử dụng một dấu chấm ở cuối bài thơ, nhằm để tạo mạch cảm xúc dâng trào cho toàn bài. đồng thời, nó cũng thể hiện tình cảm của ông khi cảm nhận thời khắc giao mùa ấy, tràn đầy và trào dâng.

Và cái mạch cảm xúc ấy thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh miêu tả, ông lấy nó làm đại diện để truyền cảm xúc đến ngừoi đọc.

đó là một điều làm nên cái hay của bài thơ.

Huỳnh Thị Thu Quỳnh
24 tháng 5 2018 lúc 12:42

Bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước mùa thu thiên nhiên, mùa thu cuộc đời. Mạch cảm xúc này nối dài, liên tiếp nhau, dâng trào theo từng chuyển biến của mùa thu: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say mê để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu cuộc đời. Nhà thơ không dùng dấu chấm câu ở những khổ thơ trên nhằm tạo mạch cảm xúc dâng trào, nối liền nhau và chỉ dùng dấu chấm câu ở khổ thơ cuối như để kết thúc mạch cảm xúc vừa qua.

Đăng Sinh Nguyễn
1 tháng 6 2018 lúc 13:35

+) Điều đó tạo sự liền mạch về cảnh vật: Từ mơ hồ đến rõ rệt, rồi từ rõ rệt đến sự chuyển biến trong lòng cảnh vật
+) Tạo sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Bất ngờ, ngỡ ngàng - Say sưa ngây ngất - Suy ngẫm về cuộc đời

Trần Thảo
Xem chi tiết
Đăng Sinh Nguyễn
30 tháng 5 2018 lúc 19:09

Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)

~~~~~~~~~~~~~~~~~Chúc học tốt ~~~~~~~~~~~~~~~

Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Ami Ngọc
28 tháng 5 2018 lúc 22:58

hai câu thơ MT mùa thu bằng làn hương tronga bài sang thu là:" Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về "

- sáng tác năm 1977

- nét tương đồng trong 2 bài thơ là đều dùng những hương thơm đặc trưng quen thuộc của mùa thu ở miền Bắc.

Đăng Sinh Nguyễn
30 tháng 5 2018 lúc 18:42

Khổ thơ đó là:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

Hoàn cảnh sáng tác: Mùa thu năm 1977

Nét tương đồng: + Đều là những dấu hiệu báo thu về
+ Đều là những dấu hiệu đặc trưng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

Nguyễn Phương Hiền
Xem chi tiết
Thời Sênh
4 tháng 6 2018 lúc 10:21
Muốn nhấn mạnh hành động của mùa thu đã sang chứ ko nhấn mạnh về đối tượng, tác giả tiếp nhận ko khí thu 1cách thụ động chứ ko phải quá để tâm đến nó nên hành động của thu làm cho tác giả nhận ra thu đã đến.
Nguyễn Thị Thu Hương
17 tháng 7 2018 lúc 8:09

Muốn nhấn mạnh hành động của mùa thu sang chứ không nhấn mạnh đối tượng, tác giả tiếp nhận không khí thu 1 cách thụ động chứ không phải quá để tâm đến nó nên hành động của thu làm tác giả nhận ra thu đã đến.

kaito kid nhà ảo thuật d...
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 7 2018 lúc 16:09

BPTT : Ẩn dụ

- Sấm được ẩn dụ chỉ những vang vọng của hoàn cảnh

- Hàng cây đứng tuổi : chỉ người có kinh nghiệm, người từng trải

zed & ahri
31 tháng 3 2019 lúc 20:42

Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đừng tuổ”

Mở đầu khổ thơ vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” – tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”

“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.

Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này !

Rocker Alviss
12 tháng 7 2018 lúc 16:20

Biện pháp nghệ thuật của khổ thơ là Ẩn dụ

-“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn,

-> ở đây được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời giúp con người mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

-“hàng cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.

-> chỉ những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống -> sẽ không phải rơi vào tình thế đó nữa.