Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 4 2016 lúc 22:06

Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
17 tháng 8 2016 lúc 22:03

       Hệ tuần hoàn của lưỡng cư (ếch) : phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.
       Hệ tuần hoàn của chim : thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.

Nhõi
5 tháng 4 2019 lúc 19:17

*Tuần hoàn:

-lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín

-lớp chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

*hô hấp

Lưỡng cư:

- Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.

Chim

-Hô hấp: bằng phổi,Phổi có mạng ống khí, sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống tui khí phân nhán( 9 túi)

Trang Cao
Xem chi tiết
Pé Lợn
5 tháng 5 2016 lúc 8:54

Mát rượi

Trần Nguyễn Bảo Quyên
17 tháng 8 2016 lúc 21:58

1. Hệ hô hấp:
- Ếch đồng: Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp qua da
- Thằn lằn bóng: Phổi nhiều ngăn, có cơ liên sườn tham gia hô hấp
- Chim bồ câu: Phổi có mạng ống khí, một số thông với túi khí=>Tăng diện tích trao đổi khí. Trao đổi khí: bay: bằng túi khí; đậu: bằng phổi
- Thỏ: Khí quản, phế quản, phổi. Phổi có nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh=>Tăng diện tích trao đổi khí. Cơ liên sườn và cơ hoành tham gia vào hô hấp
2. Hệ tuần hoàn:
- Ếch đồng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) 2 vòng tuần hoàn. Máu pha trộn nhiều hơn
- Thằn lằn bóng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), có vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thỏ: Tim 4 ngăn cùng hệ mao mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi=>Đảm bảo sự trao đổi chất mạnh mẽ
3. Hệ thần kinh:
- Ếch đồng: Não trước và thùy thị giác phát triển; tiểu não kém phát triển. Hành tủy, tủy sống
- Thằn lằn bóng: 5 phần: thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy. Não trước và tiểu não phát triển=>đời sống và hoạt động phức tạp
- Chim bồ câu: Bộ não phát triển: não trước lớn; tiểu não có nhiều nếp nhăn; não giữa có 2 thùy thị giác
- Thỏ: Phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác: Đại não phát triển, che lấp các phần khác; tiểu não lớn, nhiều nếp gấp=>các cử động phức tạp
=>Hoạt động trao đổi chất của lớp thú mạnh mẽ, diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Hệ thần kinh có tổ chức cao, phát triển mạnh thể hiện ở đại não và tiểu não giúp cho hoạt động của thú có nững phản ứng linh hoạt phù hợp với môi trường sống và trở thành lớp động vật có tổ chức cao nhất trong giới động vật.

__HeNry__
28 tháng 1 2018 lúc 21:51

1. Hệ hô hấp:
- Ếch đồng: Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp qua da
- Thằn lằn bóng: Phổi nhiều ngăn, có cơ liên sườn tham gia hô hấp
- Chim bồ câu: Phổi có mạng ống khí, một số thông với túi khí=>Tăng diện tích trao đổi khí. Trao đổi khí: bay: bằng túi khí; đậu: bằng phổi
- Thỏ: Khí quản, phế quản, phổi. Phổi có nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh=>Tăng diện tích trao đổi khí. Cơ liên sườn và cơ hoành tham gia vào hô hấp
2. Hệ tuần hoàn:
- Ếch đồng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) 2 vòng tuần hoàn. Máu pha trộn nhiều hơn
- Thằn lằn bóng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), có vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thỏ: Tim 4 ngăn cùng hệ mao mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi=>Đảm bảo sự trao đổi chất mạnh mẽ
3. Hệ thần kinh:
- Ếch đồng: Não trước và thùy thị giác phát triển; tiểu não kém phát triển. Hành tủy, tủy sống
- Thằn lằn bóng: 5 phần: thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy. Não trước và tiểu não phát triển=>đời sống và hoạt động phức tạp
- Chim bồ câu: Bộ não phát triển: não trước lớn; tiểu não có nhiều nếp nhăn; não giữa có 2 thùy thị giác
- Thỏ: Phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác: Đại não phát triển, che lấp các phần khác; tiểu não lớn, nhiều nếp gấp=>các cử động phức tạp
=>Hoạt động trao đổi chất của lớp thú mạnh mẽ, diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Hệ thần kinh có tổ chức cao, phát triển mạnh thể hiện ở đại não và tiểu não giúp cho hoạt động của thú có nững phản ứng linh hoạt phù hợp với môi trường sống và trở thành lớp động vật có tổ chức cao nhất trong giới động vật.

Đàm Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
nguyenthihab
26 tháng 5 2016 lúc 21:34

Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau: 


- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón. 


- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng. 


- Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng. 


- Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não. 


- Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển. 


- Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân. 


- Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay. 


- Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể. 


- Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng ***, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân. 


- Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều. 


- Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khỏe mạnh. 


lớp thú 
Lớp thú (Mamalia) là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong động vật Có xương sống. Chúng da dạng về hình thái, cấu tạo cơ thể cũng như các đặc điểm sinh học, sinh thái... nhưng lại có những nét chung sau: 



- Hình dạng rất khác nhau, cơ thể phủ lông mao (một số ít loài không có lông). Vỏ da có nhiều loại tuyến, nhưng nổi bật là có tuyến sữa. 

- Bộ xương có sự tiến hoá cao như: Sọ có 2 lồi cầu chẩm, xương màng nhĩ và xương xoăn mũi do có liên quan đến sự phát triển của thính giác và khứu giác mà phân hoá phức tạp, cổ có 7 đốt, chi có cấu tạo 5 ngón điển hình nhưng có biến đổi để thích nghi với các lối vận chuyển khác nhau. 

- Có cơ hoành đặc trưng, ngăn cách và hình thành xoang ngực và xoang bụng. 

- Răng phân hoá, mọc trên xương hàm. 

- Hệ thần kinh phát triển rất cao, bán cầu não trước có vỏ não lớn và hình thành vòm não mới, có nhiều khe rãnh trên bán cầu não, tiểu não hình thành bán cầu tiểu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não. 

- Giác quan phát triển mạnh. 

- Tim có 4 ngăn, chỉ có chủ động mạch trái, hồng cầu không nhân, lõm 2 mặt. 

- Phổi có buồng thanh, nhiều phế nang, khả năng trao đổi khí với cường độ cao 
Là động vật đẳng nhiệt, khả năng điều hoà thân nhiệt cao. 

- Hậu thận, ống dẫn niệu mở vào bóng đái, ống dẫn niệu - sinh dục và ống tiêu hoá đổ vào hai lỗ khác nhau. Huyệt chỉ tồn tại ở thú Có huyệt. 

- Phân tính, có cơ quan giao phối, dịch hoàn nằm lọt xuống bìu ngoài xoang bụng. Có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn và 1 tử cung, 1 âm đạo. 

- Trứng nhỏ, thụ tinh trong và phát triển trong tử cung. Đối với thú cao thì phôi có liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi là màng ối, màng đệm, túi niệu tạo thành nhau thai. Nuôi con bằng sữa.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
17 tháng 8 2016 lúc 21:56

Lớp chim 
Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau: 


- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón. 


- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng. 


- Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng. 


- Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não. 


- Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển. 


- Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân. 


- Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay. 


- Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể. 


- Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng ***, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân. 


- Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều. 


- Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khỏe mạnh. 


Lớp thú 
Lớp thú (Mamalia) là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong động vật Có xương sống. Chúng da dạng về hình thái, cấu tạo cơ thể cũng như các đặc điểm sinh học, sinh thái... nhưng lại có những nét chung sau: 



- Hình dạng rất khác nhau, cơ thể phủ lông mao (một số ít loài không có lông). Vỏ da có nhiều loại tuyến, nhưng nổi bật là có tuyến sữa. 

- Bộ xương có sự tiến hoá cao như: Sọ có 2 lồi cầu chẩm, xương màng nhĩ và xương xoăn mũi do có liên quan đến sự phát triển của thính giác và khứu giác mà phân hoá phức tạp, cổ có 7 đốt, chi có cấu tạo 5 ngón điển hình nhưng có biến đổi để thích nghi với các lối vận chuyển khác nhau. 

- Có cơ hoành đặc trưng, ngăn cách và hình thành xoang ngực và xoang bụng. 

- Răng phân hoá, mọc trên xương hàm. 

- Hệ thần kinh phát triển rất cao, bán cầu não trước có vỏ não lớn và hình thành vòm não mới, có nhiều khe rãnh trên bán cầu não, tiểu não hình thành bán cầu tiểu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não. 

- Giác quan phát triển mạnh. 

- Tim có 4 ngăn, chỉ có chủ động mạch trái, hồng cầu không nhân, lõm 2 mặt. 

- Phổi có buồng thanh, nhiều phế nang, khả năng trao đổi khí với cường độ cao 
Là động vật đẳng nhiệt, khả năng điều hoà thân nhiệt cao. 

- Hậu thận, ống dẫn niệu mở vào bóng đái, ống dẫn niệu - sinh dục và ống tiêu hoá đổ vào hai lỗ khác nhau. Huyệt chỉ tồn tại ở thú Có huyệt. 

- Phân tính, có cơ quan giao phối, dịch hoàn nằm lọt xuống bìu ngoài xoang bụng. Có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn và 1 tử cung, 1 âm đạo. 

- Trứng nhỏ, thụ tinh trong và phát triển trong tử cung. Đối với thú cao thì phôi có liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi là màng ối, màng đệm, túi niệu tạo thành nhau thai. Nuôi con bằng sữa.

Nguyễn Hùng Mạnh
Xem chi tiết
Pé Lợn
5 tháng 5 2016 lúc 8:53

mình chịu

Chị Linh Em
Xem chi tiết
Me Mo Mi
5 tháng 5 2016 lúc 21:04

Vai trò:

-Có lợi:

+Chim cung cấp thực phẩm và tạo ra sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh.

+Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch.

+Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm có hại, phát tán quả và hạt cho cây rừng, thụ phấn cho cây trồng.

-Có hại:

+Chim ăn cá, quả, hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp.

+Là động vật trung gian truyền bệnh.

Mai Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
6 tháng 5 2016 lúc 16:33

Hô hấp kép ở chim là hiện tượng không khí qua phổi 2 lần.

Chúc bạn học tốt!hihi

hồ văn hà
15 tháng 5 2016 lúc 20:21

Sự hô hấp ở chim là hô hấp kép vì sự hấp thuỗi 2 lần trong 1 chu kì thở.

Kieu Diem
3 tháng 5 2019 lúc 21:51

#Tham khảo

Phổi chim có cấu tạo đặc biệt có thêm 9 túi khí sau khi không khí được hấp thụ một lần ở phổi sẽ trở lại phổi để hấp thụ lần thứ 2 và thải ra ngoài, nhờ vậy mà lượng ôxi gấp đôi trong một chu kì thở và sự hô hấp của chim được gọi là sự hô hấp kép vì sự hấp thụ O2O2tới 2 lần trong một chu kì thở.

Mai Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 5 2016 lúc 18:46

- Đời sống của chim bồ câu:
+ Sống trên cây, bay giỏi.
+ Có tập tính làm tổ.
+ Là động vật hằng nhiệt.
- Cấu tạo ngoài của chim bồ câu:

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Nguyễn Sỹ Tiến
19 tháng 4 2017 lúc 20:25

câu B

Eun Jae
Xem chi tiết
Minh Hieu Nguyen
23 tháng 6 2016 lúc 12:09

Thằn lằn có 2 vòng hoàn , song tâm thất có một vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa nê mú ít bị pha hơn.Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Tim có cấu tạo hoàn thiện ,với dung tích lớn so với cơ thể .Tim 4 ngăn gồm 2 nửa  p hân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi)và nửa phải (chứa máu đỏ thẩm),máu không bị pha trộn, đảm bảo cho sự trao đổi chất manh ở chim.Mỗi nửa tim, tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau,có van giữ cho máu chảy theo một chiều.Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Chó Doppy
17 tháng 5 2016 lúc 11:30

Sự khác nhau về hệ tiêu hóa bồ câu và thằn lằn là:

+ Hệ tiêu hóa của thằn lằn đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.

+Hệ tiêu hóa của bồ câu có sự biến đổi của ống tiêu hóa (mỏ sừng, không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề).

 

 

 

 

 

 

 

Karry My
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
10 tháng 5 2016 lúc 16:02

*Tuần hoàn:
- Thằn lằn:
+ Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ - 1 tâm thất có vách hụt.
+ 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha.
- Chim bồ câu:
+ Tim 4 ngăn, hai nửa riêng biệt, máu không pha trộn
+ Hai vòng tuần hoàn máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi)=> Sự trao đổi chất mạnh.
* Hô hấp:
- Thằn lằn:
+ Phổi có nhiều vách ngăn
+ Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn
-Chim bồ câu:
+Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí => bề mặt trao đổi khí rất rộng.
+Sự thông khí do => sự co giãn của túi khí (khi bay)=> sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)
*Bài tiết:
-Thằn lằn: có bóng đái
-Bồ câu: Không có bóng đái
*Tiêu hóa:
-Thằn lằn:Ruột phân thành ruột non và ruột già, dạ dày không phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
-Bồ câu: Ruột không phân thành ruột non và ruột già, dạ dày phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
*Sinh sản:
- Thằn lằn:
+ Thụ tinh trong 
+ Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt đô môi trường
- Chim bồ câu:
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng

Hoàng Hôn
22 tháng 4 2017 lúc 19:30

tau dang di hoi ma mi hoi thi biet lam sao

huynh thi ngoc ngan
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 11:26

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Bùi Trân Châu
17 tháng 5 2016 lúc 11:32
Đặc điểm cấu tạoÝ nghĩa thích nghi 
Thân: hình thoiGiảm lực cản không khí khi bay
Chi trước phát triển thành cánhQuạt khi bay, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sauBám chặt vào cành cây, hạ cánh
Lông bông: có các sợi lông mảnh thành chùm lông xốpGiữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể
Lông ống: các sợi lông làm thành phiến mỏngTạo diện tích rộng quạt không khí khi bay
Mỏ sừng, cổ dài khớp với thânĐầu chim nhẹ, phát huy tác dụng các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

 

Chó Doppy
17 tháng 5 2016 lúc 11:25
 

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.