Hướng dẫn soạn bài Trạng ngữ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Huy Thắng Nguyễn
19 tháng 2 2017 lúc 20:09

I. Tìm hiểu đề:

- Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta - những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

- Điều phải chứng minh: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

II. Tìm ý:

- Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
- Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
* Chúng ta cần biết ơn :
- Đảng, Bác Hồ
- Những người có công với dân tộc, đất nước
- Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn
* Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
+ Giỗ ông bà, cha mẹ những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay
- Ngoài ra còn có những ngày:
- Thương binh liệt sĩ
- Nhà giáo Việt Nam
- Quốc tế phụ nữ

III. Dàn bài:

a) Mở bài:

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b) Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn": Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

- Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

+ Xưa:

Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

+ Nay:

10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

Các bảo tàng,…. nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

c) Kết bài:

- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

Thich Cau To
19 tháng 2 2017 lúc 19:56

M​uon

Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
30 tháng 11 2017 lúc 11:22

MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH

1. Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lõ làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt Loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận...

Chứng minh là dùng sự thật (chứng cđ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, luận nào đó là đúng đắn. là đáng tin cậy.

3. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

a) Luận điểm đã được nêu ở tên hài Đừng sợ vấp ngã

Những câu mang luận điểm đó.

- Đã bao lần bạn vấp ngũ mà không hề nhớ.

- Vậy xin bạn chớ lo thất bại.

b) Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã”bài văn đã lập luận.

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thổ chôi cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

a) Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã”bài văn đã lập luận.

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thổ chôi cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

Nêu cụ thể năm bằng chứng.

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuôi cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa - Cái môn sau làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15 trong 22 học sinh.

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đà từng nếm thất bại vì bị đình chi học do thiếu năng lực và ý chí.

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công.

+ Ca sĩ Ca-ru-xô thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.

*Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”.

(Lưu ý: phải “cố gắng hết mình”).

- Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin. Vì nó đã nói tới những thất những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng, ai cũng biết.

- Phép lập luân chứng minh (xem Ghi nhớ SGK trang 42).



Võ Thị Ngọc Khánh
31 tháng 1 2019 lúc 21:54

I. Mục đích và phương pháp chứng minh

Câu 1. Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó, em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Trả lời:

Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt Loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận...

Chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

Câu 2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trả lời:

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, lập luận nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.

Câu 3. Đọc văn bản (trang 41 - SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.

b) Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Trả lời:

a) Luận điểm đã được nêu ở nhan đề bài đó là: đừng sợ vấp ngã.

Những câu mang luận điểm:

- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

- Vậy xin bạn chớ lo thất bại.

b) Để khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực theo trình tự lập luận:

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa nhận không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

- Nêu cụ thể năm bằng chứng.

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa - cái môn sau này làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15 trong 22 học sinh.

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đã từng nếm thất bại vì bị đình chỉ học do thiếu năng lực và ý chí.

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công.

+ Ca sĩ Ca-ru-xô bị thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.

* Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”.

- Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin. Vì nó đã nói tới những thất bại những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng ai cũng biết.

- Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

II. Luyện tập​​​​​​​

Yêu cầu: Đọc văn bản (trang 43 - SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Trả lời:

a)

- Luận điểm nằm ở ngay nhan đề bài văn đó là: không sợ sai lầm.

- Những câu mang luận điểm ấy là:

(1) Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại [...] suốt đời không bao giờ tự lập được.

(2) Thất bại là mẹ thành công.

(3) Chẳng ai thích sai lầm cả.

(4) Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(5) Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

(6) Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu những luận cứ:

(1) - Sợ sặc nước thì không biết hơi.

- Sợ nói sai không học được ngoại ngữ.

- Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

(2) - Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh sai.

- Sợ sai thì bạn chẳng dám làm

- Tiêu chuẩn đúng sai.

- Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay.

(3) - Không cố ý phạm sai lầm.

- Có người phạm sai lầm thì chán nản.

- Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm.

- Có người rút kinh nghiệm để tiến lên.

Tất cả những luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục.

=> Cách lập luận ở hai bài này khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể. Vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.

Trang Hoang
Xem chi tiết
Phương Thảo
21 tháng 2 2017 lúc 20:40

a. Bài văn nêu lên luận điểm: khuyên con người không sợ sai lầm.

- Những câu văn mang luận điểm:

+ Nhan đề của bài văn: Không sợ sai lầm

+ Nếu bạn muốn sông một đời mà không phạm chút sai lầm nào, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

+ Thất bại là mẹ của thành công.

+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. -

Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.

- Có người phạm sai lầm thì chán nản.

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên.

Như vậy, với các luận cứ trên ta nhận thấy: Đây là những luận cứ rất có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống của con người.

Thảo Phương
23 tháng 2 2017 lúc 12:57

Bài nào v bn

Simon
1 tháng 2 2018 lúc 16:40

bài tự làm đi chứbanh

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
22 tháng 2 2017 lúc 19:24
Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Có ý chí quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt mục tiêu của mình,chúc bạn gặt hái thành công,hj,
Hà Vân Hạ
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
25 tháng 2 2017 lúc 18:23

a,Trạng ngữ trong câu thơ trên là: Trên giàn thiên lí. Đây là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

b,Trên giàn thiên lí là trạng ngữ được tách thành câu riêng. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm biểu đạt một tình huống nhất định và làm cho nội dung câu thơ được rõ ràng, mạch lạc

Mộng Chiều Thu
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
26 tháng 2 2017 lúc 19:41

Trong những câu sau đây , những câu nào có trạng ngữ ( in đậm ) không chuyển được xuống vị trị cuối câu

a) Với giọng nói thỏ thẻ , nó chuyện trò với tôi.

b) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng

c) Từ năm ngoái đến nay, cô Nam vẫn dạy học ở trường em

d) Vì đứa con thân yêu, người mẹ đã không quản ngại khó nhọc

Theo mình thì chắc là câu b)

Trần thị huệ
10 tháng 3 2017 lúc 21:15

câu B nha

Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 12:51

b đó bn

Thuần Phan
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
23 tháng 5 2017 lúc 14:25

http://lazi.vn/edu/exercise/viet-mot-doan-van-khoang-10-dong-ve-chu-de-hoc-tap-trong-do-co-su-dung-cau-rut-gon-cau-dac-biet-phan-loai-cac-kieu-cau-do -> Đây là 1 bài mk tìm thấy để bn tham khảo :'>

- Mk bổ sung thêm trạng ngữ nhé!

Học tập! Đây chính là một hành trình dài của cuộc đời mỗi con người. Học tập giúp chúng ta có thêm kiến thức, tích lũy được nhiều điều hay, có ích để áp dụng vào cuộc sống quanh ta. Học tập cũng đưa chúng ta đến những chân trời mới, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống này. Chúng ta không chỉ học từ thầy cô giáo trên trường lớp mà chúng ta còn có thể học từ bạn bè, từ chính những người thân trong gia đình mình. Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó chính là học tập. Không chỉ học mỗi kiến thức trong sách vở. Học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết. Như ông cha ta đã nói: ''Học ăn, học nói, học gói, học mở'' hay như câu nói của Lê-nin: ''Học, học nữa, học mãi", ta thấy được việc học tập thật sự rất quan trọng. Học tập không phải là chuyện một sớm một chiều mà là chuyện cả đời của con người. Để hoàn thiện bản thân, để góp sức đưa đất nước đi lên, chúng ta phải không ngừng học tập và học tập sẽ đưa chúng ta đến với thành công. Ngày nay, việc học tập của mỗi người là rất quan trọng vậy nên mỗi người chúng ta cần phải cố gắng rất nhiều.

- Câu đặc biệt: Học tập!

- Câu rút gọn: Không chỉ học mỗi kiến thức trong sách vở.

- Câu có trạng ngữ: Ngày nay

Ngô Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
28 tháng 2 2017 lúc 22:37

Hướng dẫn soạn bài Trạng ngữ

Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
Phương Thảo
5 tháng 3 2017 lúc 21:07

a) Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b) Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.

c) Cách mạng tháng Tám thành công giúp cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

Chu Phương Uyên
26 tháng 3 2017 lúc 21:38

Nhớ tick cho mình nha!!! ok

Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính.
a) Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng

-> Chúng em học giỏi nên cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b) Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.Điều đó khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc

->Vì Tiếng Việt rất giàu thanh điệu nên điều đó nó khiến mọi người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một ban nhac.
c) Cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

-> Cách mạng tháng tám thành công giúp Tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
Phương Thảo
6 tháng 3 2017 lúc 20:31

a) Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

\(\rightarrow\) Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy.
b) Đây là một cảnh rừng thông. Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ mải suy tính xem rừng này mỗi năm lấy được bao nhiêu nhựa thông, bao nhiêu củi thông.Đến lúc có người nhìn cảnh chỉ vì mến cảnh và biết quên mình trong cảnh, từ lúc ấy mới có văn thơ.

\(\rightarrow\) Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày có biết bao nhiêu người qua lại. Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ mải suy tính xem rừng này mỗi năm lấy được bao nhiêu nhựa thông, bao nhiêu củi thông. Đến lúc có người nhìn cảnh chỉ vì mến cảnh và biết quên mình trong cảnh, từ lúc ấy mới có văn thơ.

Trần thị huệ
10 tháng 3 2017 lúc 20:02

a, Anh em hoà thuận làm cho hai thân vui vầy.

b, Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại ngắm cảnh một rừng thông đẹp.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm
22 tháng 3 2017 lúc 19:00

, anh em hoà thuận nên hai thân vui vầy

b, đây là một cảnh rừng thông mà ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại