Biết số avogadro là 6,02.10^23 hạt /mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó . số proton có trong. 0,27 gam Al( a=27 ,z=13 ) là
A. 6,826.10^22
B. 8,826.10^22
C. 9,826.10^22
D. 7,826.10^22
Hỏi đáp
Biết số avogadro là 6,02.10^23 hạt /mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó . số proton có trong. 0,27 gam Al( a=27 ,z=13 ) là
A. 6,826.10^22
B. 8,826.10^22
C. 9,826.10^22
D. 7,826.10^22
Mỗi hạt Al có số proton là 13.
Số mol Al: \(n=\frac{m}{A}=\frac{0,27}{27}=0,01\)(mol)
Số hạt Al: \(N=n.N_A=0,01.6,02.10^{23}=6,02.10^{21}\)
Số proton: \(13N=13.6,02.10^{21}=7,826.10^{22}\)
Mình giải rất chi tiết đó nhe :)
Đáp án D
Một mẫu quặng có hai chất phóng xạ U235 và U238 . Tại thời điểm hiện tai hàm lượng 0,72%. Chu kì bán rã của U235 và U238 lần lượt là 0,704(tỉ năm) và 4,46(tỉ năm). Hỏi tại thời điểm hình thành trái đất cách đây 4,5 năm thì hàm lượng của U235 chiếm bao nhiêu(%) trong mẫu
Giả sử hiện tại ta có số hạt N235 = 72 hạt thì số hạt N238 = 10000 - 72 = 9928
Áp dụng CT tìm số hạt còn lại: \(N=\frac{N_0}{2^{\frac{t}{T}}}\Rightarrow N_0=N.2^{\frac{t}{T}}\)
Tại thời điểm hình thành trái đất:
\(N_{0235}=72.2^{\frac{4,5}{0,704}}\)
\(N_{0238}=9928.2^{\frac{4,5}{4,46}}\)
\(\Rightarrow\frac{N_{0235}}{N_{0238}}=\frac{72.2^{\frac{4,5}{0,704}}}{9928.2^{\frac{4,5}{4,46}}}=0,303\)
% Hàm lượng U235 là: \(\frac{0,303}{1+0,303}=23,3\%\)
1 gam chất phóng xạ trong 1 giây phát ra 4,2.1013 hạt beta trừ. Khối lượng nguyên tử của chất phóng xạ này là 58,933u, 1u=1,66.10^-27 kg. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ này là?
A. 1,97.10^8 s
B. 1,68.10^8 s
C.1,86.10^8 s
D. 1,78.10^8 s
\(X \rightarrow _{-1}^{\ \ 0}e+Y\)
Từ phương trình phóng xạ => Cứ 1 hạt nhân \(X\) bị phóng xạ thì tạo thành 1 hạt nhân \(\beta^-\)
Số hạt nhân \(X\) bị phóng xạ là \(\Delta N = 4,2.10^{13}\) hạt. (1)
Số hạt nhân ban đầu \(X\) (trong 1 gam) là: \(N_0 = \frac{m_0}{A}.N_A= \frac{1}{58,933}.6,023.10^{23} \approx 1,022.10^{22}\)hạt. (2)
Từ (1) và (2) => \(\Delta N = N_0(1-2^{-\frac{t}{T}})\)
=> \(2 ^{-t/T}=1- \frac{\Delta N}{N_0} \)
=> \(\frac{-t}{T} = \ln_2(1- \frac{4,2.10^{13}}{1,022.10^{22}}) =- 5,93.10^{-9}\)
=> \(T \approx 1,68.10^{8}s.\) (\(t = 1s\))
Chọn đáp án.B.1,68.108s.
Để cho chu kì bán rã T của một chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Trong t1 giờ đầu tiên máy đếm được N1 xung; trong t2=2t1 giờ tiếp theo máy đếm được N2=9/64 N1 xung. Chu kì bán rã T có giá trị là bao nhiêu?
Sau t1, số xung phát ra: \(N_1=N_0\left(1-2^{-\frac{t_1}{T}}\right)\)
Sau t2' = 3t1, số xung phát ra là: \(N_2=N_0\left(1-2^{-\frac{3t_1}{T}}\right)\)
Đặt \(x=2^{-\frac{t_1}{T}}\)
\(\Rightarrow\frac{N_2}{N_1}=\frac{1-x^3}{1-x}=1+\frac{9}{64}=\frac{73}{64}\)
\(\Rightarrow\frac{73}{64}\left(1-x\right)=1-x^3\)
\(\Rightarrow x=\frac{1}{8}\)
\(\Rightarrow T=\frac{t_1}{3}\)
bom nhiệt hạch ( bom khinh khí hay bom hidro) dùng phản ứng \(^2_1D+^3_1T\rightarrow^4_2He+^1_0n\). tính năng lượng tỏa ra nếu có 1 kmol He được tạo thành do vụ nô
Bạn kiểm tra lại xem có thiếu điều kiện không nhé:
+ Hoặc thiếu khối lượng của các hạt D, T, He
+ Hoặc thiếu năng lượng tỏa ra của 1 phản ứng
Một hạt bụi( 226 88 Ra) có khối lượng 1,8.10^-8 g nằm cách màn huỳnh quang 1 cm. Màn có diện tích 0,03 cm^2. Hỏi trong thời gian 1 phút xuất hiện bao nhiêu chấm sáng trên màn, biết chu kì bán rã của Ra là 1590 năm.
A. 50. B. 100. C.95. D. 150
Số hạt bụi bị phân ra trong 1 phút là: \(\Delta N=H.t\)(H là độ phóng xạ).
Gọi \(\delta N\) là số hạt bụi đến màn huỳnh quang trong 1 phút
\(\Rightarrow\frac{\delta N}{\Delta N}=\frac{S_{hq}}{S_{cau}}=\frac{0,03}{4\pi.1}\)
\(\Rightarrow\delta N=\frac{0,03}{4\pi}.H.t=\frac{0,03}{4\pi}.\frac{1,8.10^{-8}}{226}.6,02.10^{23}.\frac{ln2}{1590.365.24.3600}.60=95\)
Đáp án C.
Dùng hạt nơtron có động năng 2 MeV bắn vào hạt nhân 6Li3 đang đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân, tạo ra hạt 3H1 và hạt anpha . Hạt anpha và hạt nhân 3H1 bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng là 15 độ và 30 độ. Bỏ qua bức xạ gama và lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Phản ứng thu năng lượng là
A. 1,66 MeV. B. 1,33 MeV. C. 0,84 MeV. D. 1,4 MeV
PT phản ứng: \(_0^1n+_3^6Li\rightarrow_1^3H+_2^4He\)
Áp dụng định lí hàm số sin trong tam giác ta có:
\(\frac{p_n}{\sin135}=\frac{p_H}{\sin15}=\frac{p_{He}}{\sin30}\)
Suy ra:
\(\frac{p_H}{p_n}=\frac{\sin15}{\sin135}\Rightarrow\frac{p_H^2}{p_n^2}=\frac{\sin^215}{\sin^2135}\Rightarrow\frac{m_HK_H}{m_nK_n}=\frac{\sin^215}{\sin^2135}\Rightarrow K_H=\frac{1.2}{3}.\frac{\sin^215}{\sin^2135}=0,209MeV\)
\(\frac{p_{He}}{p_n}=\frac{\sin30}{\sin135}\Rightarrow\frac{p_{He}^2}{p_n^2}=\frac{\sin^230}{\sin^2135}\Rightarrow\frac{m_{He}K_{He}}{m_nK_n}=\frac{\sin^230}{\sin^2135}\Rightarrow K_{He}=\frac{1.2}{4}.\frac{\sin^230}{\sin^2135}=0,25MeV\)
Năng lượng thu vào = Ktrước - Ksau= 2 - 0,209 - 0,25 = 1,54 MeV
Pôlôni 210 84 Po là chất phóng xạ, phát ra hạt anpha và chuyển thành hạt nhân chì. Chu kì bán r của 210 84 Po là 138 ngày. Một phòng thí nghiệm nhận được một mẫu 210 84 Po nguyên chất, sau thời gian t thì thấy tỉ lệ giữa khối lượng chì và khối lượng P0 210 là 0,5. Giá trị của t là
A. 164 ngày. B. 82 ngày .C. 276 ngày. D. 148 ngày
Sau thời gian t, số mol chì và Po là n1, n2 thì ta có:
\(\frac{m_{Pb}}{m_{Po}}=\frac{n_1.206}{n_2.210}=0,5\Rightarrow\frac{n_1}{n_2}=\frac{105}{206}\)
Có thể quy về ban đầu Po có 105 + 206 = 311 phần
Sau thời gian t, Po còn lại 206 phần.
Áp dụng: \(206=311.2^{-\frac{t}{138}}\Rightarrow t=82\)ngày.
Đáp án B.
Hạt nhân Po210 đứng yên phát ra hạt (anpha) và hạt nhân con là chì Pb 206. Hạt nhân chì có động năng 0,12 MeV. Bỏ qua năng lượng của tia (gama). Cho rằng khối lượng các hạt tính theo đơn vị các bon bằng số khối của chúng. Năng lượng của phản ứng tỏa ra là:
A. 9,34MeV .B. 8,4 MeV. C. 6,3 MeV. D. 5,18 MeV
PT phản ứng: \(^{210}Po\rightarrow^{206}Pb+^4\alpha\)
Do hạt nhân mẹ đứng yên, nên năng lượng tỏa ra bằng tổng động năng các hạt sinh ra.
\(W_{tỏa}=K_{\alpha}+K_{Pb}\)
Mặt khác, áp dụng bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow{p_{Pb}}+\overrightarrow{p_{\alpha}}=\overrightarrow{0}\Rightarrow p_{Pb}^2=p_{\alpha}^2\Rightarrow m_{Pb}K_{Pb}=m_{\alpha}K_{\alpha}\)
\(\Rightarrow K_{\alpha}=\frac{m_{Pb}K_{Pb}}{m_{\alpha}}=\frac{206.0,12}{4}=6,18MeV\)
Năng lượng tỏa ra: \(6,18+0,12=6,3MeV\)
Điều nào sau đây mô tả đúng đặc điểm của phản ứng phân hạch
A. Có sự kết hợp của hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.
B. Là một dạng của quá trình phóng xạ.
C. Thuộc loại phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
D. Có sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân trung bình
Chọn đáp án.D. Có sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân trung bình.