Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
khuất ngọc mai
Xem chi tiết
Dương Ngọc Nguyễn
5 tháng 7 2021 lúc 7:04

Không có mô tả.

Thùy Phương
Xem chi tiết
Phong Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 11 2021 lúc 19:38

Em tham khảo:

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.

 

Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật sáu tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp một đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong hộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trong ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
14 tháng 11 2021 lúc 20:59

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Zhongli
Xem chi tiết
cường phan
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
29 tháng 12 2021 lúc 20:46

Tham khảo:

Top 7 bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc

Nguyễn Thị Ngọc Anh
29 tháng 12 2021 lúc 20:47

1/ Mở bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2/ Thân bài:

* Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc (Câu 1 và 2)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

* Tâm trạng của nhà thơ (Câu 3 và câu 4)

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3/ Kết bài:

- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
 Tham khảo ạ

minh nguyet
31 tháng 8 2022 lúc 20:53

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Ví dụ: Trong vườn nhà em, trồng rất nhiều loài cây ăn quả khác nhau nhưng em thích nhất là cây ... (tên của cây đó)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu ra hoàn cảnh xuất hiện của cái cây đó (Ai trồng cây đó? Trồng được bao lâu rồi?)

Nguồn gốc xuất xứ của loài cây đó?

Hình dáng của cây đó?

Cách chăm sóc cây đó?

Cây đó ra hoa/ quả vào mùa nào?

Cây đó có công dụng gì?

Vì sao em lại thích cây đó?

Suy nghĩ của em về cây đó?

...

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em dành cho cây đó.

_mingnguyet.hoc24_

☆⩸Moon Light⩸2k11☆
31 tháng 8 2022 lúc 20:45

Trong cuộc đời mỗi người, tuổi học trò có lẽ là những năm tháng tươi đẹp, hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo nhất. Những năm tháng tươi đẹp ấy của chúng ta đều gắn với mái trường, thầy cô, bạn bè và một loài cây không thể thiếu, đó là cây phượng.

Cây phượng lặng lẽ đứng ở sân trường như một người bảo vệ thầm lặng, chứng kiến từng phút giây vui buồn của lũ học sinh tinh nghịch. Nhìn từ xa, phượng chẳng khác nào chiếc ô xanh khổng lồ, che rợp bóng mát một góc sân trường. Thân cây to, xù xì, chúng em thường đứng dang tay ôm lấy thân để đo xem thân cây to đến mức nào. Những chiếc rễ giống những con giun đang bò ngoằn nghèo trên mặt đất. Lá phượng màu xanh non, nhỏ như lá me, chỉ cần một trận gió thổi qua là tạo thành một cơn mưa lá phượng. Mùa hè xum xuê là thế, nhưng vào mùa đông, phượng khẳng khiu, cành cây như những chiếc lược đang chải tóc cho mây trời. Hoa phượng là loài hoa được âu yếm gọi với cái tên: hoa học trò. Hoa phượng thường có năm cánh mỏng màu đỏ thắm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong. Từng chùm hoa phượng nở rộ là những ngọn lửa đang rừng rực cháy, thiêu đốt cả một khoảng trời. Giờ ra chơi, nhìn ra cửa sổ, thấy phượng đã đỏ thắm tự lúc nào, ai cũng tự nhủ trong lòng: thế là hè đã về rồi.

 

 

 

Vào giờ ra chơi, chúng em lại vây quanh gốc phượng, chơi những trò chơi quen thuộc như bịt mắt bắt dê, trốn tìm, lấy cánh phượng làm thành con bướm để ép vào quyển vở hay ngồi trò chuyện, đọc sách, trao đổi bài với nhau. Lúc hoa phượng nở, tiếng ve kêu râm ran cũng là thời khắc báo hiệu một kì thi nữa lại đến. Phượng chứng kiến những phút giây lo âu, căng thẳng, hồi hộp của chúng em, những kỉ niệm ôn bài cùng bạn bè. Còn với học sinh cuối cấp, nhìn thấy phượng nở làm sao tránh khỏi những bồi hồi, xúc động, những luyến tiếc, bịn rịn vì sắp thôi sẽ phải chia tay mái trường, thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già gắn với bao kỉ niệm của người học sinh. Giờ phút chia ly đầy lưu luyến, người học sinh đứng dưới gốc phượng thân thuộc, trao nhau những cái ôm thắm thiết cuối cùng, gửi tặng nhau quyển vở lưu bút đã được kẹp cánh phượng hồng sẽ là kỉ niệm đẹp theo mỗi người suốt chặng đường còn lại. Kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng ở lại làm bạn với trống trường và tiếng ve, không còn học sinh đùa nghịch dưới tán phượng, không còn ai để phượng khoe sắc thắm nữa. Em tưởng như cây một mình đứng lặng lẽ buồn thiu, lại mong cho sớm được đi học để gặp thầy cô, bạn bè và được chơi đùa dưới tán phượng râm mát.

 

 

Tuổi học trò của ai rồi cũng sẽ qua, nhưng những kỉ niệm gắn với cây phượng sẽ mãi in đậm trong tâm trí em. Nó gợi nhắc em về thật nhiều kỉ niệm đẹp gắn với thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu, những năm tháng em đã sống hồn nhiên, vô tư nhất.

Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết