Sự đa dạng về hệ sinh thái rừng Việt Nam đó thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao lại có sự đa dạng đó?
Sự đa dạng về hệ sinh thái rừng Việt Nam đó thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao lại có sự đa dạng đó?
1. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật, trong đó, có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao (bảng 6.2). Theo đánh giá, 10 % số loài thực vật dã phát hiện được cho là đặc hữu. Bảng 6.2 .Thành phần loài thực vật có mạch Việt NamNgành | Loài | Chi | Họ |
1. Ngành rêu | 793 | 182 | 60 |
2. Ngành khuyết lá thông | 2 | 1 | 1 |
3. Ngành Thông đất | 57 | 5 | 3 |
4. Ngành Tháp bút | 2 | 1 | 1 |
5. Ngành Dương xỉ | 664 | 137 | 25 |
6. Ngành Hạt trần | 63 | 23 | 8 |
7. Ngành Hạt kín | 9.812 | 2.175 | 299 |
Tổng cộng: | 11.373 | 2.524 | 378 |
2. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nước ngọt nội địa
Các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước, động vật không xương sống và cá. - Vi tảo: đã xác định được 1.402 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; - Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác (Crustacea), có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc trưng cho Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu cao của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam. Một điều đáng chú ý là tính chất nhiệt đới của thành phần loài giáp xác và thân mềm nước ngọt ở Việt Nam, được thể hiện ở sự phong phú về số giống hơn là số loài. Trong khi số lượng các giống giáp xác tới 94 giống, thì số loài của mỗi giống thường chỉ 1-3. Số giống chỉ có một loài khá nhiều, số giống có trên 5 loài rất ít, chỉ có 5 giống: Macrobrachium, Caridina, Schmackeria, Allodiaptomus, Palaemon. Trong số 60 giống trai ốc đã biết, chỉ có 3 giống là có 5 loài trở lên (Lamprotula, Lanceolaria, Corbicula). Theo các dẫn liệu thống kê (Bộ Thuỷ sản,1996; Đặng Ngọc Thanh và nnk., 2002), thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam là 546 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) đã công bố chuyên khảo về họ cá chép (Cyprinidae) ở Việt Nam với 315 loài và phân loài thuộc 103 giống, 11 phân họ. Hai tác giả này dự định công bố tiếp chuyên khảo tập 2 bao gồm các họ cá nước ngọt Việt Nam còn lại, vì vậy dự kiến thành phần loài cá nước ngọt Việt Nam có thể tới trên 700 loài. Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001), riêng họ cá chép có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Trong đó, có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi. Những đặc điểm trên đây của thành phần loài cho thấy khu hệ cá các thủy vực nội địa Việt Nam mang tính chất nhiệt đới, tính đa dạng khá cao (hơn 700 loài trên diện tích lãnh thổ không lớn, hơn 330.000 km2), thành phần loài cá có nguồn gốc nước mặn, lợ, phong phú phù hợp với vị trí địa lý gần biển của vùng đất liền, song với thành phần loài đặc hữu không nhiều. So với các vùng lân cận, họ cá chép ở Việt Nam phong phú hơn cả ở taxon loài lẫn taxon giống.3. Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc-nam (Đặng Ngọc Thanh, 1996). Tổng kết các kết quả điều tra nghiên cứu biển ở nước ta cho đến nay đã phát hiện 10.837 loài sinh vật, gồm các nhóm như sau: - Thực vật: đến nay đã xác định 537 loài vi tảo, 667 loài rong biển, 15 loài cỏ biển. Riêng thực vật ngập mặn có 94 loài thuộc 72 chi, 58 họ; - Động vật nổi: 468 loài; - Động vật đáy: 6.377 loài động vật đáy, trong đó, có 225 loài tôm biển, 298 loài san hô cứng Scleractinia thuộc 76 giống, 16 họ; - Động vật chân đầu: 53 loài; - Cá biển: 2.038 loài thuộc 717 giống, 178 họ; - Động vật khác: 50 loài rắn biển (16 giống, 1 họ), 4 loài rùa, 16 loài thú biển.4. Đa dạng sinh học trong nông nghiệp
Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam khá cao. Hệ cây trồng được phát triển dưới các điều kiện tự nhiên và nhân tác. Theo thống kê, có khoảng 734 loài cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ (bảng 6.3). Bảng 6.3. Số lượng các loài cây trồng phổ biến nhất ở Việt NamTT | Nhóm cây | Số loài |
1 | Cây lương thực (cung cấp tinh bột) | 39 |
2 | Cây thực phẩm | 95 |
3 | Cây ăn quả | 104 |
4 | Rau | 55 |
5 | Cây gia vị | 39 |
6 | Cây giải khát | 12 |
7 | Cây lấy sợi | 16 |
8 | Cây lấy dầu | 44 |
9 | Cây lấy tinh dầu | 19 |
10 | Cây cải tạo đất | 28 |
11 | Cây làm dược liệu | 179 |
12 | Cây cảnh | 50 |
13 | Cây bóng mát | 5 |
14 | Cây lấy gỗ | 49 |
Nhóm sinh vật | Số loài đã xác định được (SV) | Số loài có trên thế giới (SW) | Tỷ lệ % giữa SV/SW |
1.Thực vật nổi/vi tảo | |||
- nước ngọt | 1.402 | ||
- biển | 537 | ||
2. Rong, cỏ | |||
- nước ngọt | khoảng 20 | ||
- biển | 682 | ||
3. Thực vật ở cạn | khoảng 11.400 | 220.000 | 5 |
- Rêu | 1.030 | 22.000 | 4,6 |
- Nấm lớn | 826 | 50.000 | 1,6 |
4. Động vật không xương sống ở nước | |||
- nước ngọt | khoảng 800 | ||
- Biển | khoảng 7.500 | ||
5. Động vật không xương sống ở đất | khoảng 1.000 | ||
6. Giun sán ký sinh ở gia súc | 161 | ||
7. Côn trùng | khoảng 5.500 | ||
8. Cá | 19.000 | 13 | |
- nước ngọt | Trên 700 | ||
- biển | 2.038 | ||
9. Bò sát Bò sát biển | 260 54 | 6.300 | 5 |
10. Lưỡng cư | 120 | 4.184 | 2,9 |
11. Chim | 840 | 9.040 | 9,3 |
12. Thú Thú biển | gần 300 16 | 4.000 | 7,5 |
Theo các tài liệu thống kê (Tré de Groombridge, 1992), Việt Nam là một trong 25 nước có độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới) (WCMC, 1992)
giúp mình với nha!! đề cương ôn học kì II đấy!!
1. Nước ta có những dạng thời tiết đặc biệt nào và xảy ra ở đâu?
2. Tại sao nói Việt Nam có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng đặc biệt?
3. Nêu giá trị kinh tế và xã hội của Vườn quốc gia.
1.nước ta có nhiều kiểu thời tiết đặc biệt:
-mưa ngâu(ĐB bắc bộ)
-gió tây khô nóng(tây bắc và duyên hải trung bộ)
-bão đến rất sớm ,kết thúc muộn(bắc bộ)
vì sao phải thành lập vườn quốc gia?
hiện nay các loài động vật ,thực vật đang ngày càng bị tuyệt chủng vì con người đã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã vàlàm mất đi nhiều nguồn gen qúy hiếm bằng các phương tiện (thuốc nổ,hóa chất,điện,...)như sếu đầu đỏ ,sao la,vọc mũi hếch,
giúp mình với gấp nha!!!
Em hãy nêu giá trị kinh tế và xã hội của vườn quốc gia
- Giá trị các vườn quốc gia:
+ Giá trị khoa học:
• Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
• Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
• Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.
+ Giá trị kinh tế — xã hội:
• Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương(tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
• Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể...).
• Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Cho em hỏi tại sao Rừng ngập mặn lại tập trung chủ yếu (chiếm diện tích lớn nhất) ở Đông Nam Á. Mặc dù các châu khác vẫn có khí hậu nhiệt đới nhưng lại không có nhiều RNM
Cho 1 số ví dụ về đa dạng sinh học
Giúp mình với
Hãy cho một số ví dụ về sự đa dạng về sinh vật
Từ đó, hệ động vật Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng cả về chủng loài lẫn sinh khối và số lượng. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á và có nhiều loài đặc hữu. Mặc dù vậy, sự gia tăng dân số và nạn săn bắn động vật trái phép dẫn đến nguy cơ cao trong việc mất đi tính đa dạng sinh học và đẩy nhiều loài động vật ở đây vào nguy cơ tuyệt chủng, động vật hoang dã ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng nhiều, hiện đã lên gần 1.000 loài
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
vễ sơ đồ thể hiện sự đa dạng về hệ sinh thái của sinh vật nước ta
Chứng minh sinh vật Việt Nam đa dạng về gen di truyền
Hệ sinh thái nông nghiệp khác với hệ sinh thái tự nhiên như thế nào ?
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái (HST), là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các HST nhân tạo do lao động của con người tạo ra .
Còn HSTNN là hệ quả của sự cải tạo, biến đổi các HST tự nhiên của con người .
Vì vậy giữa HSTNN và các HST tự nhiên khó phân biệt ranh giới một cách rõ ràng . Ðể phân biệt thường dựa chủ yếu vào mức độ can thiệp của người+Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực
thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác cho đời sống.
+Hệ sinh thái tự nhiên do thiên nhiên tạo ra , nó được cấu tạo bởi tổ hợp các hệ sinh thái dưới đất , trên mặt đất và dưới nước.