Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
happyfamilycute
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
19 tháng 3 2017 lúc 21:41

Mk có câu truyện sưu tầm này nè:

Marco Polo và sự tích Đức Phật

Như đã trình bày trên đây thì trong lúc Âu châu chưa hề biết đến Phật giáo là gì thì sự tích Đức Phật qua câu chuyện Barlaam và Joasaph đã được truyền bá khắp nơí với tất cả sự ngưỡng mộ và thành kính của người Tây phương. Tuy nhiên trước khi các học giả khám phá ra nguồn gốc vay mượn của câu chuyện trên đây thì Âu châu cũng đã có các tư liệu khác liên quan đến Đức Phật nhưng không hề có ai chú ý đến, có thể là vì người Tây phương từ nhiều trăm năm tự khép kín trong truyền thống tín ngưỡng của mình và không hề quan tâm đến những gì khác. Vào thế kỷ XIII, có một thương gia người Ý tên là Marco Polo rất thích phiêu lưu đã từng chu du khắp Trung đông, Ấn độ, Trung hoa và các miền viễn Đông và đã tường thuật lại nhiều chuyện tai nghe mắt thấy. Khi ghé vào đảo Tích Lan ông nghe kể chuyện về sự tích Đức Phật và đã ghi chép lại như sau :

Người dân trên đảo kể rằng "...Vị ấy tên là Sargamonym Borcam. Họ bảo rằng đấy là một người toàn thiện nhất trên thế gian này và vị ấy cũng là một vị thánh, theo ý nghĩa của họ. Theo lời họ kể thì vị ấy tuy là con trai của một trong những nhà vua rất giàu có, nhưng lại chỉ thích sống một cuộc sống tinh khiết không màng đến bất cứ thứ gì trong thế gian này, kể cả sau này sẽ được lên ngôi. [...]Vua cha vô cùng buồn khổ. Ông quyết định xây một cung điện thật nguy nga dành riêng cho con mình, và tuyển chọn những người con gái đẹp nhất chưa từng thấy để hầu hạ. [...] Nhưng hoài công vô ích, vì người con trai nói với vua cha là chỉ muốn đi tìm một người không bao giờ chết, vì chính mình đã nhận thấy tất cả mọi người đều chết, dù già hay còn trẻ. Vị ấy nhất định thực hiện quyết tâm của mình và không gì có thể lay chuyển được. Vào một đêm tối trời vị ấy trốn khỏi hoàng cung, tìm vào vùng núi non hẻo lánh để trau dồi đạo đức, vị ấy sống rất khắc khổ, nhịn ăn và chay tịnh giống như một người Thiên chúa giáo vậy [...], (trích từ quyển « Le Livre des Merveilles » (Quyển sách về những chuyện Kỳ diệu) của Marco Polo).

Trong suốt một thời gian dài nhiều trăm năm không hề có một ai đã nhận thấy hay chú ý đến sự tương đồng giữa câu chuyện Barlaam và Joasaph với câu chuyện do Marco Polo thuật lại. Mãi cho đến giữa thế kỷ XIX khi bộ kinh Lalitavistara (Phổ diệu kinh), tức là bộ kinh "Trình bày chi tiết cuộc đời Đức Phật" được dịch ra ngôn ngữ Tây phương thì lúc đó các học giả Âu châu mới bật ngửa ra là nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph lại chính là sự tích của Đức Phật mà không còn một nghi vấn nào nữa. Ấy thế mà ngày nay "thánh tích" thiêng liêng (mà Phật giáo gọi là xá lợi) của thánh Joasaph vẫn được giữ gìn thật cẩn thận và thật tôn nghiêm với tất cả sự sùng kính tại nhà thờ Saint-André tại tỉnh Anvers của nước Bỉ.

Lời kết :

Thật ra câu chuyện khám phá ra nguồn gốc của hai nhân vật Barlaam và Joasaph cũng chẳng có gì mới lạ. Sách vở, tư liệu vá các phúc trình nghiên cứu khoa học thật phong phú, chẳng hạn như một học giả người Đức là Robert Volk đã để ra 20 năm nghiên cứu về huyền thoại này và đã viết thành một tập sách 1100 trang. Các bản sách cổ chép tay với hình vẽ minh họa cũng như các di vật liên quan đến câu chuyện Barlaam và Joasaph đều được lưu trữ trong các bảo tàng viện khắp nơi tại Âu châu và cả Trung đông. Mục đích của bài viết ngắn này thì thật đơn giản, chỉ có ý mượn một câu chuyện trùng hợp giữa các tôn giáo để nêu lên một vài suy tư mà thôi.

Trước hết là giá trị của sách vở và các huyền thoại nói chung, kể cả những bằng chứng hiển nhiên đó là những gì mà người tu tập cần phải cẩn thận. Hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ XIX, xuyên qua nhiều tín ngưỡng và nhiều dân tộc khác nhau, đã có không biết bao nhiêu người sùng kính, ngưỡng mộ và tôn thờ hai nhân vật Barlaam và Joasaph, nhưng rốt lại thì sự thật là như thế, lòng thành kính của mình lại hướng vào một sự vay mượn từ một tín ngưỡng khác.

Sau khi nguồn gốc của câu chuyện được phơi bày thì không biết bao nhiêu học giả, sử gia, khoa học gia... đã thi nhau đổ xô vào đó để nghiên cứu. Công sức và thời giờ mà họ bỏ ra quả không tương xứng với kết quả mà họ mang lại, vì trên thực tế thì những kết quả đó cũng chẳng làm thay đổi được xã hội của chúng ta bao nhiêu, đấy là chưa nói đến trường hợp của nhiều người không hề quan tâm đến những chuyện « lẩm cẩm » như thế. Tóm lại tu tập là phải luôn tự hỏi là mình tu tập cái gì, cứu cánh của nó là gì và nó sẽ đưa mình về đâu.

Thật vậy phần căn bản sơ đẳng trong tất cả các tín ngưỡng nói chung đều khá giống nhau, có nghĩa là có thể tháo ráp và lắp vào tôn giáo nào cũng được. Trái lại riêng Phật giáo thì gồm có hai khía cạnh thật khác biệt : sự tu tập và trí tuệ. Sự tu tập tượng trưng cho phần căn bản và còn gọi là phương tiện thiện xảo (tiếng Phạn là upaya) và trí tuệ thì tượng trưng cho kết quả. Phương tiện thì gồm có kinh điển, việc tụng niệm, sự sùng kính, các huyền thoại đủ loại để củng cố lòng tin, v.v..., trong khi đó thì Trí tuệ là cứu cánh tức là sự giác ngộ và giải thoát.

Phật giáo Tây tạng chủ trương phương tiện phải đi đôi với trí tuệ, nếu chỉ sử dụng phương tiện mà không thấy trí tuệ phát hiện thì việc tu tập ấy cũng hoài công mà thôi. Phương tiện trong Phật giáo Tây tạng rất màu mè và phức tạp, nhưng không nên nghĩ rằng Phật giáo ấy dừng lại ở đó và đơn giản chỉ có thế : nghi lễ thực sự chỉ là phương tiện và phải làm phát sinh ra trí tuệ. Đối với Thiền học thì thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki bảo rằng Từ bi là Bát nhã và Bát nhã là Từ bi. Bát nhã có nghĩa là Trí tuệ và Từ bi là Phương tiện. Từ bi mà không làm phát hiện ra Trí tuệ cũng sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều.

Tóm lại nếu chỉ dừng lại ở phương tiện chẳng hạn như nghi lễ và lòng sùng kính rồi xem đấy là đủ thì tu tập theo tín ngưỡng nào cũng thế, tất cả cũng đều giống nhau như người ta thường nói. Câu chuyện Barlaam và Joasaph đã từng được sử dụng như một phương tiện cho nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng kết quả mang lại thì rất khó để xác định. Trong một cấp bậc nào đó của tín ngưỡng thì Đức Phật cũng có thể đổi tên để trở thành Joasaph, Josaphat, Yudasaf, Iosaphat, v.v...

Trần Khánh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 3 2017 lúc 21:21

Tín ngưỡng, tôn giáo giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
Điểm khác nhau cơ bản giữa ba phạm trù trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Nguyễn Mai Khánh Huyề...
21 tháng 3 2017 lúc 21:22

1.1. Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó. Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó. 1.2. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1]. Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,… Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển. Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.
Lê Phương Uyên
20 tháng 3 2018 lúc 20:03

Giống nhau:

- Tín ngưỡng và tôn giáo giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gắm vào các đối tượng siêu hình

Khác nhau:

- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyền giáo, chưa có giáo luật,..

Vd: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ,..

Vd: tôn giáo Cao đài

Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
25 tháng 3 2017 lúc 9:54

a)Người có đạo là người có tín ngưỡng.Bởi vì đạo là tôn giáo,mà tôn giáo là 1 hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức.

b)-Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó huyền bí

- Tôn giáo là 1 hình thức tín ngưỡng có tổ chức

- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ,nhảm nhí,ko phù hợp với lẽ tự nhiên đẫn tới những hậu quả xấu

d)Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác

đ)Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người tìm hiểu những quy định của nhà nước,của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

e) Những hành vi 1;2;3;4;5thể hiện sự mê tín dị đoan

g) Có.VD:trc khi thi ko ăn chuối,trứng,thịt chó,.......

khắc phục: ko nên tin vào những điều cổ hủ ko có thật.Phải tin vào bản thân.

Đặng Quán Nghi
Xem chi tiết
Hiiiii~
27 tháng 3 2017 lúc 22:00

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng,

Tín ngưỡng là niềm tin vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đé, chúa trời,...

Và trong đó cũng có ông bà tổ tiên

Chúc bạn học tốt!ok

Linda Phuc
2 tháng 4 2017 lúc 19:21

tín ngưỡng là tin vào những thứ hư ảo, thiêng liêng, vô hình, vd như thần tài thổ địa, mà ông bà tổ tiên mình đâu thấy nữa, cũng giống dạng như vậy nên đó là tín ngưỡng.

happyfamilycute
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
28 tháng 3 2017 lúc 13:09

– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

– Tìm hiểu những quy định của nhà nước, của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

hihi->> Ngắn gọn mà dễ hiểu.

Bùi Khánh Thi
28 tháng 3 2017 lúc 13:09

– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người

– Tìm hiểu những quy định của nhà nước, của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Bùi Khánh Thi
28 tháng 3 2017 lúc 13:11


*Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác :
- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ..
- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hiiiii~
30 tháng 3 2017 lúc 17:42

- Không bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...

- Tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo

Chúc bạn học tôt!ok

Bùi Khánh Thi
2 tháng 4 2017 lúc 10:54

VD:+ Truyền bá tôn giáo kêu gọi chống phá nhà nước.
+ Ép buộc người khá từ bỏ đạo thiên Chúa.
+ Cản trở người khác theo một tôn giáo mới.
+ Người thuộc tôn giáo này nói xấu một tôn giáo khác…

nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Linda Phuc
2 tháng 4 2017 lúc 19:19

phân vai rồi lên kịch bản. mìk cho vd bn và bn bà đóng cảnh gia đình đang gặp khó khăn về mặt tài chính và nghĩ rằng mình bị ám hay j đó rồi mời bà lên đồng về... dạng vậy đó. fighting nha bn!!!

P/S: mìk biết là mìk rep hơi trễ rồi nhưng mà mìk cũng đóng góp chút cho bn^^ leuleu

Yến Trương Thị Hải
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 3 2017 lúc 16:59

Em ko đồng ý với ý kiến của T vì việc làm của bà ngoại T ko phải mê tín dị đoan mà đó là thể hiện sự tín ngưỡng . Việc thắp nhang ở bàn thờ tổ tiên và đi chùa để cầu nguyện là để cầu mong những điều tốt lành đến cho những người thân trong gia đình , đồng thời nhắc nhở mình phải ăn ở hiền lành , đức độ để luôn gặp may mắn trong cuộc sống . Như vậy việc làm của bà ngoại T ko phải là ko có ý nghĩa .

hoang thi lam oanh
8 tháng 4 2017 lúc 16:50

em không đồng ý với bạn . vì việc thăp hương và đi chùa của bà ngoai T là đang thể hiện sự tín ngưỡng , thể hiện sự tôn kính vơi tổ tiên và đi chùa để cầu may mắn cho gđ.

Nguyễn Thị Hằng
9 tháng 4 2017 lúc 22:15

E ko đồng tình vs việc làm của bạn T vì đó là quyền tự do tín ngưỡng của bà ngoại T thể hiện sự tôn kính biết ơn đối vs tổ tiên-truyền thống uống nc nhớ nguồn của dân tộc ta và đi chùa là để cầu xin mong cho những điều tốt đẹp sẽ đến vs g đình mk như vậy bà của T ko fai là người mê tín dị đoan

Yến Trương Thị Hải
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 3 2017 lúc 17:07

Theo em trong trường hợp này nhà chùa ko nhận bạn A vào tu vì theo khoản 1 , điều 21 . Pháp lệnh về tín ngưỡng , tôn giáo quy định : Người đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện , ko ai đc ép buộc hoặc cản trở . Người chưa thành niên đi tu phải đc cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý .

Le Van Anh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
1 tháng 4 2017 lúc 12:28

Giống nhau Khác nhau
Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.

- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...

Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...

Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình.

Ví dụ: niềm tin có ma.

Đạt Trần
4 tháng 5 2017 lúc 15:02

Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
Điểm khác nhau cơ bản giữa ba phạm trù trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa, có nhiều thế lực trong xã hội và trên thế giới dựa vào tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo để xách động một số người chống đối lại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, lực lượng của tín ngưỡng và tôn giáo trong xã hội chẳng những không nhỏ, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự yên bình của cuộc sống. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

le tran nhat linh
30 tháng 4 2017 lúc 20:23

Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan:

Thực ra tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều có một đặc điểm chung là tin vào những điều không có thực, chỉ khác nhau ở mức độ.

Tín ngưỡng chính là niềm tin, tin vào một vị thần thánh hoặc thế lực vô hình nào đó nhưng mức độ tin vừa phải và chỉ xem đó là một chỗ dựa tinh thần.

Tôn giáo là niềm tin vào một trường phái, một giáo phái. Niềm tin này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người, tục lệ của từng giáo phái

Mê tín dị đoan là sự tin tưởng một cách mù quáng, mất hết lý trí vào những chuyện không có thật, những chuyện hoang đường do chính họ tưởng tượng ra hoặc do những kẻ xấu tuyên tuyền.

Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống rất hòa bình và thân thiện, hoạt động tín ngưỡng phát triển theo hướng hòa bình, ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những tệ nạn mê tín, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Để chống tệ nạn mê tín thì tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân vẫn là biện pháp hàng đầu. Bên cạnh đó cần có những chế tài có tính răn đe, xử lý mạnh tay hơn những kẻ tuyên truyền mê tín dị đoan.

Chúc bn học tốtok