Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoàng Giang
Xem chi tiết
Them Thền
5 tháng 10 2017 lúc 19:44

- Châu Á là châu lục giàu tài nguyên ,đông dân lại là các nước phong kiến suy yếu đã trở thành miếng mồi ngon của phương tây

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
9 tháng 10 2017 lúc 20:44

Ngay khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai; cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa. thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét, đàn áp.
chia để trị.
Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.
đàn áp phong trào yêu nước.

Cuộc đấu tranh của nhân dân chống xâm lược giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.

Ở In-đô-nê-xi-a, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước ủa trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.
Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân ln-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5 - 1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.
Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ’ủa thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
Mượn cớ "giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại. Mĩ đưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại hơn 60000 người yêu nước. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lắng xuống một thời gian, rồi tiếp tục bùng lên.

ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863. nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 - 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 - 1867).
A-cha Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, Việt Nam), liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương.
Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương, được nhân dân Việt Nam giúp đỡ, đã đánh thắng quân Pháp nhiêu trộn.
Ở Lào, đầu thế kỉ XX. nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1901. nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
Ở Miến Điện, cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) đã diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại. Nghĩa quân phải rút vào rừng sâu.
Ở Việt Nam. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
Vào (đầu thế kỉ XX)do những biến chuyển sâu sắc trong xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới.


Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Linh Lê
12 tháng 10 2017 lúc 19:48

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị:
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
1b. Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
1c. Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

2. Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Bạn tham khảo nhé!

Chúc bạn hok tốt! vui

Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Sơn Tùng M-TP
5 tháng 10 2018 lúc 21:41

- Nhật Bản quyết định canh tân phát triển đất nước để thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

- Thiên hoàng Minh trị (1852-1912) là người quyết định công cuộc duy tân đất nước.

- Nội dung: + Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh trị tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực.

+ Kinh tế

+ Văn hoá, giáo dục

+ Chính trị, xã hội

+ Quân sự

- Kết quả:

+Cải cách thắng lợi

+ Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

Chúc bn học tốt!!!!!

I-ta-da-ki-mas <3
11 tháng 10 2017 lúc 19:11

- vì các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp và Nhật Bản vì thế Nhật Bản cần phải canh tân để phát triển đất nước

I-ta-da-ki-mas <3
11 tháng 10 2017 lúc 19:26

Câu 2.

- Thiên Hoàng Minh Trị là người quyết định cuộc duy tân đất nước

- nội dung: 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.

+ kinh tế: thống nhất thị trường tiền tệ.Xây dựng cơ sở hạ tầng.Phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn

+ chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản, ban hành hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

+ quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng

+giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây

- Kết quả: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thành một nước tư bản công nghiệp, thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa

Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
halinhvy
5 tháng 10 2018 lúc 12:06

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.
Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), ti lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si. giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế. chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

Monkey D Luffy
Xem chi tiết
OkeyMan
11 tháng 1 2018 lúc 20:32

In-đô-nê-xi-a:+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức của tư sản ra đời.

+ 1905: Các tổ chức công đoàn thành lập.

Phi-líp-pin:+ Phong trào đấu tranh chống Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt.

+ Chống đế quốc Mỹ.

Cam-pu-chia:+ 1863-1868: cuộc khởi nghĩa do A-cha-xoa lãnh đạo.

+ 1863-1866: cuộc khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

Lào: + 1901: nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.

+ 1901-1907: một cuộc khởi nghĩa khác nổ ra ở cao nguyên Bô-lô- ven, lan sang Việt Nam.

Miến Điện: + 1885: cuộc kháng chiến chống thực dân Anh.

Viêt Nam: + 1884-1913: phong trào nông dân Yên Thế.

Monkey D Luffy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Thủy Tiên
11 tháng 10 2017 lúc 20:33

Vì:

- Đây là một vùng đất giàu tài nguyên,nguồn nhân công rẻ mạt.

- Có vị trí chiến lược quan trong.Có đường bờ biển dài,từ tây sang đông,nối liền 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Các nước tư bản phương tây đang cần thị trường và thuộc địa.

- Chế độ phong kiến suy yếu

Các nước bị xâm lược:(theo ngôn ngữ hiện tại nhé bạn_)

-Việt Nam

-Lào

-Campuchia

_Myanmar

-Indonexia

-Malaysia

-Brunei

-Philippines

Đạt Trần
29 tháng 12 2017 lúc 22:35
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Thời Sênh
8 tháng 10 2018 lúc 10:01

Đa số tên các nước ở Châu Á đa số giữ nguyên
nhưng còn 1 số nước thay đổi tên:
- Miến Điện thành My-an-ma
- Mã Lai thành Ma-lai-xi-a
-Xiêm thành Thailand

halinhvy
8 tháng 10 2018 lúc 11:16

đa số tên các nước ở Châu Á đa số giữ nguyên nhưng còn 1 số nước thay đổi tên: - Miến Điện thành Mi-an-ma - Mãi lai thành ma-lai-xi-a - Xiêm thành thailand

Huong San
8 tháng 10 2018 lúc 20:37

Đa số tên các nước ở Châu Á đa số giữ nguyên
nhưng còn 1 số nước thay đổi tên:
- Miến Điện thành My-an-ma
- Mã Lai thành Ma-lai-xi-a
-Xiêm thành Thailand

Đào Phương Chi
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Cát Tường
13 tháng 10 2017 lúc 19:12

Vì lực lượng quân xâm lược mạnh, đông. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, chấp nhận làm tay sai. Cuộc đấu tranh thiếu sự đoàn kết, tổ chức và không có sự lãnh đạo chặt chẽ.

heheHy vọng có thể giúp được bạn <3