Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Nguyên nhân:
+ Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
+ Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng và suy yếu.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã thực hiện kế hoạch xâm lược:
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
+ Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
+ Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
+ Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.
- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến lần lượt thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Lực lượng của bọn xâm lược còn mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước phong kiến ở nhiều nước đầu hàng.
+ Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.
- Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:
Tên nước | Thực dân xâm lược | Thời gian | Phong trào tiêu biểu |
In-đô-nê-xi-a | Hà Lan | 1905 - | - Thành lập công đoàn xe lửa - Thành lập Hội liên hiệp công nhân |
Phi-líp-pin | Tây Ba Nha - Mĩ | 1896 - 1898 |
|
Cam-pu-chia | Pháp | 1863 - 1866 | - Khởi nghĩa Cra-chê |
Miến Điện | Anh | 1885 | |
Việt Nam | Pháp | 1885 - 1896 1884 - 1913 | - Phong trào Cần vương - Khởi nghĩa Yên Thế |
Lào | Pháp | 1901- 1907 | - Đấu tranh vũ trang ở Xa-va-na-khét - Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven |