Bài tập cuối chương 5

Bài tập 5.32 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Vì OA = \(\sqrt {15} \) < 4 nên điểm A nằm trong (O)

Vì OB = 4 cm nên điểm B nằm trên (O)

Chọn D.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.33 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Vì \(\widehat {\,{\rm{DOC}}}\) và \(\widehat {\,{\rm{BOC}}}\) là hai góc kề bù nên

\(\widehat {\,{\rm{DOC}}} + \widehat {\,{\rm{BOC}}} = 180^\circ \)

hay \(\widehat {\,{\rm{DOC}}} = 180^\circ  - \widehat {\,{\rm{BOC}}} = 180^\circ  - 100^\circ  = 80^\circ \).

Suy ra sđ \(\overset\frown{\text{DC}}=80{}^\circ \)

Vì \(\widehat {\,{\rm{AOD}}}\) và \(\widehat {\,{\rm{AOB}}}\) là hai góc kề bù nên

\(\widehat {\,{\rm{AOD}}} + \widehat {\,{\rm{AOB}}} = 180^\circ \)

hay \(\widehat {\,{\rm{AOD}}} = 180^\circ  - \widehat {\,{\rm{AOB}}} = 180^\circ  - 40^\circ  = 140^\circ \).

Suy ra sđ \(\overset\frown{\text{AD}}=140{}^\circ \)

Chọn D.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.34 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác ABC ta có: \({\rm{AC}} - {\rm{BC}} < {\rm{AB}} < {\rm{AC}} + {\rm{BC}}\)

Suy ra: \({{\rm{R}}_1} - \,{{\rm{R}}_{\rm{2}}} < {\rm{AB}} < {{\rm{R}}_1} + \,{{\rm{R}}_{\rm{2}}}.\)

Chọn B.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.35 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Vì (O) cắt \({{\rm{a}}_1}\)nên \({{\rm{d}}_1} < {\rm{R}}\)

Vì (O) tiếp xúc \({{\rm{a}}_2}\) nên \({{\rm{d}}_2} = {\rm{R}}\)

Chọn A.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.36 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 112)

Hướng dẫn giải

a) A nằm trên đường tròn tâm O nên AO = BO = CO

Tam giác ABC có AO là đường trung tuyến ứng với cạnh BC và \(AO = \frac{1}{2}BC\)

Nên tam giác ABC vuông tại A.

Chiều ngược lại:

Nếu tam giác ABC vuông tại A, gọi O là trung điểm của cạnh huyền BC thì ta có AO = BO = CO (tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông)

Từ đó ta có A, B, C thuộc đường tròn tâm O.

b)

A là giao điểm của hai đường tròn (O) và (B) nên A thuộc (O) đường kính BC nên tam giác BAC vuông tại A.

Tam giác ABO có \(AB = BO = AO\) nên tam giác ABO đều suy ra \(\widehat {ABO} = \widehat {AOB} = \widehat {BAO} = {60^0}\)

Tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat B + \widehat C = {90^0}\) hay \({60^0} + \widehat C = {90^0}\) hay \(\widehat C = {30^0}\)

c) Ta có: \(\widehat {AOB} + \widehat {AOC} = {180^0}\) (hai góc kề bù)

nên \({60^0} + \widehat {AOC} = {180^0}\) hay \(\widehat {AOC} = {180^0} - {60^0} = {120^0}\)

Đường kính BC = 6 cm nên bán kỉnh đường tròn (O) là \(6:2 = 3\) cm

Độ dài cung AC là \(\frac{{2\pi .3.120}}{{360}} = 2\pi \) cm

Diện tích phần quạt chứa OA, OC là \(\frac{{\pi {R^2}.120}}{{360}} = \frac{{{3^2}\pi .120}}{{360}} = 3\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.37 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 113)

Hướng dẫn giải

a) A thuộc (O), C là điểm đối xứng của A qua O nên C thuộc (O);

B thuộc (O), D là điểm đối xứng của B qua O nên D thuộc (O).

b) ABCD là hình vuông nên AC và BD vuông góc

Do đó: \(\widehat {{\rm{AOB}}} = 90^\circ \). Suy ra sđ \(\overset\frown{\text{AB}}=90{}^\circ \)

Suy ra: số đo cung lớn AB là: \(360^\circ - 90^\circ = 270^\circ \).

Độ dài cung lớn AB là: \(\frac{n}{{180}}.\pi R = \frac{{270}}{{180}}.4\pi  = 6\pi \)(cm)

Diện tích hình quạt tròn tạo bởi hai bán kính OA và OB là:

\(\frac{{\rm{n}}}{{360}}.{\rm{\pi }}{{\rm{R}}^2} = \frac{{90}}{{360}}{\rm{.\pi }}{\rm{.}}{{\rm{4}}^2} = 4{\rm{\pi }}\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.38 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 113)

Hướng dẫn giải

a) Cặp đường thẳng cắt nhau: (A) và (B), (A) và (C).

b) Không có cặp đường tròn nào không giao nhau.

c) Tiếp xúc với nhau: (B) và (C).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.39 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 113)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác ABC và tam giác A’BC có:

BA = BA’

BC chung

CA = CA’

Suy ra: \(\Delta {\rm{ABC}} = \Delta {\rm{A'BC}}\)(c.c.c)

Do đó: \(\widehat {{\rm{BA'C}}} = \widehat {{\rm{BAC}}} = 90^\circ \) (hai góc tương ứng)

Suy ra: \({\rm{CA'}} \bot {\rm{BA'}}\) tại A’ nên BA’ là tiếp tuyến của (C; CA)

Lại có: \({\rm{CA}} \bot {\rm{BA}}\) tại A nên BA là tiếp tuyến của (C; CA)

Vậy BA và BA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của (B; BA).

b) \({\rm{CA'}} \bot {\rm{BA'}}\) tại A’ nên CA’ là tiếp tuyến của (B; BA)

\({\rm{CA}} \bot {\rm{BA}}\) tại A nên CA là tiếp tuyến của (B; BA)

Vậy CA và CA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của (C; CA).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5.40 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 113)

Hướng dẫn giải

a) Tam giác OAE cân tại O có OI là trung tuyến nên OI cũng là đường cao.

Tam giác O’AF cân tại O có O’K là trung tuyến nên O’K cũng là đường cao.

Suy ra: OI // O’K (vì cùng vuông góc với d)

Do đó: OO’KI là hình thang.

Mà: \(\widehat {{\rm{OIA}}} = 90^\circ \)

Vậy OO’KI là một hình thang vuông.

b)

Vì I là trung điểm của AE nên \({\rm{IA}} = \frac{1}{2}{\rm{AE}}\)

Vì K là trung điểm của AF nên \({\rm{AK}} = \frac{1}{2}{\rm{AF}}\)

Suy ra: \({\rm{IK}} = {\rm{IA}} + {\rm{AK}} = \frac{1}{2}{\rm{AE}} + \frac{1}{2}{\rm{AF}} = \frac{1}{2}{\rm{EF}}\)

c) Hình thang OO’KI là hình chữ nhật khi và chỉ khi \(\widehat {{\rm{OIO'}}} = 90^\circ \) hay \({\rm{OI}} \bot {\rm{OO'}}\)

Mà \({\rm{d}} \bot {\rm{OI}}\) nên \({\rm{d//OO'}}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)