Bài 20. Định lí Viète và ứng dụng

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Hai số cần tìm là hai nghiệm của phương trình \({x^2} + 11x + 28 = 0\)

Ta có: \(\Delta  = {11^2} - 4.1.28 = 9 > 0\)

Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \frac{{ - 11 + 3}}{2} =  - 4;{x_2} = \frac{{ - 11 - 3}}{2} =  - 7\).

Vậy hai số cần tìm là \( - 7\) và \( - 4\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Nửa chu vi của mảnh vườn là: \(40:2 = 20\left( m \right)\).

Khi đó, chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn là nghiệm của phương trình:

\({x^2} - 20x + 96 = 0\)

Ta có: \(\Delta ' = {\left( { - 10} \right)^2} - 1.1.96 = 4\) nên phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 10 + \sqrt 4  = 12;{x_2} = 10 - \sqrt 4  = 8\)

Do đó, chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn lần lượt là 12m và 8m.

Chú ý khi giải: Trong hình chữ nhật, chiều dài luôn lớn hơn chiều rộng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.23 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(\Delta ' = {\left( { - 6} \right)^2} - 8.1 = 28 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Theo định lí Viète ta có: \({x_1} + {x_2} = 12;{x_1}.{x_2} = 8\)

b) Ta có: \(\Delta  = {11^2} - 4.2.\left( { - 5} \right) = 161 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Theo định lí Viète ta có: \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - 11}}{2};{x_1}.{x_2} = \frac{{ - 5}}{2}\)

c) Ta có: \(\Delta ' = {0^2} - 3.\left( { - 10} \right) = 30 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Theo định lí Viète ta có: \({x_1} + {x_2} = 0;{x_1}.{x_2} = \frac{{ - 10}}{3}\)

d) Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.3 =  - 11 < 0\) nên phương trình vô nghiệm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.24 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

a) Vì \(a + b + c = 2 - 9 + 7 = 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1} = 1;{x_2} = \frac{7}{2}\).

b) Vì \(a - b + c = 3 - 11 + 8 = 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1} =  - 1;{x_2} = \frac{{ - 8}}{3}\).

c) Gọi \({x_2}\) là nghiệm còn lại của phương trình. Theo định lí Viète ta có: \({x_1}.{x_2} = \frac{2}{7}\).

Do đó, \({x_2} = \frac{2}{7}:2 = \frac{1}{7}\).

Vậy phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 2;{x_2} = \frac{1}{7}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.25 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

a) Hai số u và v là nghiệm của phương trình \({x^2} - 20x + 99 = 0\)

Ta có: \(\Delta ' = {\left( { - 10} \right)^2} - 1.99 = 1 > 0\)

Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = 10 + 1 = 11;{x_2} = 10 - 1 = 9\).

Vậy \(u = 11;v = 9\) hoặc \(u = 9;v = 11\).

b) Hai số u và v là nghiệm của phương trình \({x^2} - 2x + 15 = 0\).

Ta có: \(\Delta ' = {\left( { - 1} \right)^2} - 1.15 =  - 14 < 0\)

Suy ra phương trình vô nghiệm.

Vậy không tồn tại hai số u và v sao cho \(u + v = 2,uv = 15\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.26 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right) = a{x^2} - ax\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + a{x_1}{x_2}\)

Vì phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm \({x_1}\) và \({x_2}\) nên theo định lí Viète ta có:

\({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a};{x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\).

Thay vào biểu thức \(a{x^2} - ax\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + a{x_1}{x_2}\) ta có:

\(a{x^2} - ax.\frac{{ - b}}{a} + a.\frac{c}{a} = a{x^2} + bx + c\)

a) Giải phương trình \({x^2} + 11x + 18 = 0\):

Ta có: \(\Delta  = {11^2} - 4.1.18 = 49 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm \({x_1} = \frac{{ - 11 + \sqrt {49} }}{2} =  - 2;{x_2} = \frac{{ - 11 - \sqrt {49} }}{2} =  - 9\)

Do đó, \({x^2} + 11x + 18 = \left( {x + 2} \right)\left( {x + 9} \right)\).

b) Giải phương trình \(3{x^2} + 5x - 2 = 0\):

Ta có: \(\Delta  = {5^2} - 4.3.\left( { - 2} \right) = 49 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm \({x_1} = \frac{{ - 5 + \sqrt {49} }}{6} = \frac{1}{3};{x_2} = \frac{{ - 5 - \sqrt {49} }}{6} =  - 2\)

Do đó, \(3{x^2} + 5x - 2 = 3\left( {x + 2} \right)\left( {x - \frac{1}{3}} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.27 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Nửa chu vi của mảnh vườn là: \(150:2 = 75\left( m \right)\).

Khi đó, chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn là nghiệm của phương trình: \({x^2} - 75x + 500 = 0\)

Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 75} \right)^2} - 4.1.500 = 3625 > 0 \Rightarrow \sqrt \Delta   = 5\sqrt {145} \) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt\({x_1} = \frac{{75 + 5\sqrt {145} }}{2};{x_2} = \frac{{75 - 5\sqrt {145} }}{2}\)

Do đó, chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn lần lượt là \(\frac{{75 + 5\sqrt {145} }}{2}\)m và \(\frac{{75 - 5\sqrt {145} }}{2}\)m.

Chú ý khi giải: Trong hình chữ nhật, chiều dài luôn lớn hơn chiều rộng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)