Bài 19. Phương trình bậc hai một ẩn

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Theo bài, ta có điều kiện của $x$ là $0<x<8$.
Chiều dài của bể bơi là: $28-x-x=28-2 x(m)$.
Chiều rộng của bể bơi là: $16-\mathrm{x}-\mathrm{x}=16-2 \mathrm{x}(\mathrm{m})$.
Diện tích của bể bơi theo x là:
$$
S=(28-2 x)(16-2 x)=448-56 x-32 x+4 x^2=4 x^2-88 x+448\left(m^2\right)
$$

Theo bài, $S=288 \mathrm{~m}^2$ nên ta có phương trình: $4 \mathrm{x}^2-88 \mathrm{x}+448=288$.
Giải phương trình:
$$
\begin{aligned}
& 4 x^2-88 x+448=288 \\
& 4 x^2-88 x+160=0 \\
& x^2-22 x+40=0
\end{aligned}
$$

Phương trình trên có $\mathrm{a}=1 ; \mathrm{b}^{\prime}=-11 ; \mathrm{c}=40$ và $\Delta^{\prime}=(-11)^2-1.40=81$ nên $\sqrt{\Delta^{\prime}}=\sqrt{81}=9$ Do đó, phương trình trên có hai nghiệm phân biệt $x=\frac{11+9}{1}=20$ và $x=\frac{11-9}{1}=2$.

Ta thấy chỉ có $x=2$ thỏa mãn điều kiện $0<x<16$.
Vậy bề rộng của đường đi là 2 mét để diện tích của bể bơi là 288 m².

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Chiều dài của bể bơi là: \(28 - 2x\left( m \right)\).

Chiều rộng của bể bơi là: \(16 - 2x\left( m \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Diện tích của bể bơi là: \(\left( {28 - 2x} \right)\left( {16 - 2x} \right) = 4{x^2} - 88x + 448\left( {{m^2}} \right)\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Vì diện tích của bể bơi là \(288{m^2}\) nên ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}4{x^2} - 88x + 448 = 288\\4{x^2} - 88x + 160 = 0\end{array}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

a) Phương trình \({x^2} + 5 = 0\) là phương trình bậc hai với \(a = 1,b = 0,c = 5\).

b) Phương trình \(2{x^2} + 7x = 0\) là phương trình bậc hai với \(a = 2,b = 7,c = 0\).

c) Phương trình \(\frac{{{x^2} - 2x + 5}}{x} = 0\) không là phương trình bậc hai.

d) Phương trình \(0,5{x^2} = 0\) là phương trình bậc hai với \(a = 0,5,b = 0,c = 0\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Tranh luận (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Với \(m = 0\) thì phương trình đã cho trở thành: \(2x + 1 = 0\), đây không phải là phương trình bậc hai.

Vậy ý kiến của Pi là sai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

a) \(2{x^2} + 6x = 0\)

\(2x\left( {x + 3} \right) = 0\)

\(x = 0\) hoặc \(x =  - 3\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = 0\); \(x =  - 3\).

b) \(5{x^2} + 11x = 0\)

\(x\left( {5x + 11} \right) = 0\)

\(x = 0\) hoặc \(x =  - \frac{{11}}{5}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = 0\); \(x =  - \frac{{11}}{5}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

a) \({x^2} - 25 = 0\)

\({x^2} = 25\)

\(x = 5\) hoặc \(x =  - 5\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = 5\); \(x =  - 5\).

b) \({\left( {x + 3} \right)^2} = 5\)

\(x + 3 = \sqrt 5 \) hoặc \(x + 3 =  - \sqrt 5 \)

\(x =  - 3 + \sqrt 5 \) hoặc \(x =  - 3 - \sqrt 5 \)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x =  - 3 + \sqrt 5 \); \(x =  - 3 - \sqrt 5 \).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 13)

Hướng dẫn giải

\({x^2} + 6x = 1\)

\({x^2} + 2.x.3 + {3^2} = 1 + 9\)

\({\left( {x + 3} \right)^2} = 10\)

\(x + 3 = \sqrt {10} \) hoặc \(x + 3 =  - \sqrt {10} \)

\(x =  - 3 + \sqrt {10} \)       \(x =  - 3 - \sqrt {10} \)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x =  - 3 + \sqrt {10} \); \(x =  - 3 - \sqrt {10} \).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 13)

Hướng dẫn giải

a) Chuyển hạng tử tự do của phương trình sang vế phải ta được phương trình \(2{x^2} - 8x =  - 3\).

b) Chia cả hai vế của phương trình cho hệ số của \({x^2}\) ta được: \({x^2} - 4x = \frac{{ - 3}}{2}\).

c) \({x^2} - 4x = \frac{{ - 3}}{2}\)

\({x^2} - 4x + 4 = \frac{{ - 3}}{2} + 4\)

\({\left( {x - 2} \right)^2} = \frac{5}{2}\)

\(x - 2 = \frac{{\sqrt {10} }}{2}\) hoặc \(x - 2 =  - \frac{{\sqrt {10} }}{2}\)

\(x = 2 + \frac{{\sqrt {10} }}{2}\)          \(x = 2 - \frac{{\sqrt {10} }}{2}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm \(x = 2 + \frac{{\sqrt {10} }}{2}\); \(x = 2 - \frac{{\sqrt {10} }}{2}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)