Bài 16: Tốc độ phản ứng hoá học

Vận dụng 5 (SGK Cánh Diều trang 97)

Hướng dẫn giải

- Khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn và enzyme amylase, lipase có trong nước bọt

- Mà enzyme protease, lipase và amylase là các chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất đạm, chất béo và tinh bột

=> Giúp chúng ta dễ dàng tiêu hóa thức ăn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 98)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 98)

Hướng dẫn giải

- Hình thứ nhất mô tả: chất tham gia ở dạng khối lớn

- Hình thứ hai mô tả: chất tham gia được chia nhỏ ra

=> Tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa các chất tham gia

=> Hình ảnh mô tả ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 98)

Hướng dẫn giải

- Các biện pháp khác nhau để làm tăng tốc độ điều chế khí H2 là:

   + Nồng độ: Tăng nồng độ của HCl

   + Áp suất: Không được vì chất tham gia không tồn tại ở dạng khí

   + Diện tích bề mặt: Cắt nhỏ miếng sắt

   + Nhiệt độ: Đun nóng dung dịch HCl

   + Chất xúc tác: Không có

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 98)

Hướng dẫn giải

a)

- Đường màu đỏ biểu diễn tốc độ phản ứng ở nhiệt độ cao hơn

- Đường màu xanh biểu diễn tốc độ phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn

- Trong phản ứng hóa học, nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng diễn ra càng nhanh

=> Đường màu đỏ ban đầu cao hơn đường màu xanh

b)

- Sau 1 thời gian, phản ứng diễn ra hoàn toàn, chất tham gia phản ứng hết

- Vì lượng chất tham gia là như nhau => Lượng chất sản phẩm tạo thành là bằng nhau

=> Sau một thời gian, hai đường đồ thị chụm lại với nhau (thể tích khí H2 là bằng nhau)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 98)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

a,

b)

- Ta nhận thấy, tốc độ phản ứng ở phút thứ nhất (v1) nhanh hơn tốc độ phản ứng ở phút thứ 2 (v2)

- Sau một khoảng thời gian bất kì, nồng độ chất tham gia giảm

Mà tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ (nồng độ càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh)

=> Sau 1 khoảng thời gian phản ứng, tốc độ phản ứng giảm dần và không bằng nhau

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)