Bài 16: Tốc độ phản ứng hoá học

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều trang 92)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng: v = kCH2.CI2

=> Ở một nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng (6) tỉ lệ thuận với nồng độ của H2 cũng như nồng độ của I2

=> Nếu nồng độ của H2 tăng gấp đôi thì tốc độ phản ứng (6) tăng gấp đôi

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều trang 93)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng: v = kCH2.CI2

=> Ở một nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng (6) tỉ lệ thuận với nồng độ của H2 cũng như nồng độ của I2

=> Nếu nồng độ của H2  và I2 tăng gấp đôi thì tốc độ phản ứng (6) tăng lên 4 lần

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Cánh Diều trang 93)

Hướng dẫn giải

a) Ở nơi đông người, nồng độ oxygen giảm đi nhiều để cung cấp cho con người

=> Lượng oxygen bị hao hụt và loãng

=> Con người bị thiếu oxygen nên cảm thấy khó thở và phải thở nhanh hơn để lấy oxygen

b) Khi cho tàn đóm vào bình oxygen nguyên chất

=> Nồng độ oxygen tăng cao (vì oxygen nguyên chất có nồng độ cao hơn nhiều so với oxygen trong không khí)

=> Giúp cho phản ứng xảy ra nhanh và mạnh hơn

=> Tàn đón đỏ bùng cháy

c)

- Khi con người bị suy hô hấp => Tốc độ hô hấp giảm => Không cung cấp đủ khí oxygen cho con người

- Áp dụng định luật tác dụng khối lượng => Cần phải tăng nồng độ của chất tham gia (khí oxygen) để tăng tốc độ hô hấp

=> Bệnh nhân cần phải thở oxygen (nồng độ 100%) thay vì không khí (nồng độ oxygen 21%)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành (SGK Cánh Diều trang 94)

Hướng dẫn giải

- Ta có phương trình: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑ + H2O

=> Khi cho mẩu đá vôi tác dụng với dung dịch HCl thì có khí không màu thoát ra, khí đó là carbon dioxide

- Diện tích bề mặt càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều trang 94)

Hướng dẫn giải

Để phản ứng xảy ra, cần phải có sự tiếp xúc giữa HCl và CaCO3. Ở dạng bột, các phân tử CaCO3 tiếp xúc nhiều với các phân tử HCl hơn là CaCO3 ở dạng hạt

=> Tốc độ phản ứng ở dạng bột sẽ nhanh hơn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 4 (SGK Cánh Diều trang 94)

Hướng dẫn giải

- Khi chẻ nhỏ thanh củi làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thanh củi và oxygen

- Khí oxygen giúp duy trì sự cháy, làm sự cháy diễn ra mãnh liệt

=>Thanh củi chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành (SGK Cánh Diều trang 95)

Hướng dẫn giải

- Ta có phương trình: 2HCl + Fe → FeCl2  + H2

=> Khi cho đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thì có khí không màu thoát ra, khí đó là hydrogen

- Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Cánh Diều trang 95)

Hướng dẫn giải

2HCl + Fe → FeCl2  + H2

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Cánh Diều trang 95)

Thực hành (SGK Cánh Diều trang 96)

Hướng dẫn giải

- Ta có phương trình: 2H2O2 → 2H2O +  O2

=> Dung dịch H2O2 3% ở điều kiện thường phân hủy chậm và có khí không màu thoát ra, khí đó là Oxygen

- Khi có chất xúc tác, khí thoát ra nhiều hơn

=> Chất xúc tác MnO2 làm tăng tốc độ phân hủy H2O2

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)