Bước 1: Đánh giá tinh thần sẵn sàng với việc học
khả năng tự chủ,biết cách tổ chức, sắp xếp,có ý thức kỷ luật
tự thân tốt,giao tiếp hiệu quả,biết chấp nhận
phản hồi mang tính xây dựng,có thể tự đánh giá, tự suy ngẫm, xem xét lại bản thân.
Bước 2: Đặt mục tiêu học tập
Mục tiêu cho một đơn vị học tập
Cấu trúc và trình tự hoạt động
Tiến trình hoàn thành các hoạt động
Các chi tiết về nguồn tài nguyên cho mỗi mục tiêu
Các chi tiết về quá trình chấm điểm, đánh giá
Phản hồi và đánh giá sau khi hoàn tất từng mục tiêu
Kế hoạch gặp gỡ với người hướng dẫn
Thống nhất về các chính sách liên quan tới đơn vị học tập đó, ví dụ, chính sách về nộp bài muộn
Bước 3: Tham gia tích cực vào quá trình học tập
Tiếp cận theo chiều sâu: Liên quan tới sự chuyển đổi, hướng tiếp cận này là lý tưởng dành cho người tự học.
Cụ thể, nó liên quan đến việc trẻ thấu hiểu các ý tưởng, biết vận dụng kiến thức vào tình huống mới, sử dụng ví dụ mới lạ để giải thích một khái niệm và học nhiều hơn yêu cầu được đặt ra đối với đơn vị học tập đó.
Hướng tiếp cận bề mặt: Liên quan tới sự “sinh sôi nảy nở”, trẻ tiếp cận theo bề mặt đối diện với những yêu cầu của đơn vị bài học.
Trẻ chỉ học theo yêu cầu để hoàn thành tốt đơn vị học tập đó và có xu hướng nhắc lại ví dụ, lý giải có trong các văn bản đã đọc.
Hướng tiếp cận chiến lược: Liên quan tới sự sắp xếp có tổ chức, trẻ đạt được điểm cao nhất có thể. Trẻ học theo những gì được yêu cầu để qua kỳ thi, ghi nhớ thông tin và dành thời gian thực hành từ các bài thi trước.
Bước 4: Đánh giá việc họcthường xuyên tham khảo ý kiến từ người hướng dẫntìm kiếm phản hồi, vàtham gia vào việc xem xét, nhìn nhận, đánh giá thành tựu của mình, liên quan tới những câu hỏi như:
Làm thế nào biết được những gì tôi vừa học?
Tôi có đủ linh hoạt để biến đổi và vận dụng kiến thức không?
Tôi có tự tin khi giải thích các tài liệu không?Khi nào tôi biết mình học đủ rồi?
Thời gian thực hiện phản tư và thời gian xin tư vấn từ người hướng dẫn là khi nào?