Chủ đề:
Chương 6: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC. CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁCCâu hỏi:
Tính B = \(\frac{3+7cos\alpha}{3-2cos\alpha}\) , biết \(tan\frac{\alpha}{2}=2\).
Giải các bất phương trình sau:
1. \(\sqrt{5x+1}-\sqrt{4x-1}< 3\sqrt{x}\)
2. \(\sqrt{x+2}-\sqrt{3-x}< \sqrt{5-2x}\)
3 \(\dfrac{\sqrt{12+x-x^2}}{x-11}\ge\dfrac{\sqrt{12+x-x^2}}{2x-9}\)
4.\(\sqrt{x^2-8x+15}+\sqrt{x^2+2x-15}\le\sqrt{4x^2-18x+18}\).
BÀI VIẾT SỐ 5 - LỚP 10
Phần đọc-hiểu: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Cơm hến Huế có một phong vị rất riêng, rất khó lẫn với các nơi khác và không biết từ bao giờ đã thâm nhập một cách sâu đậm vào khẩu vị và lòng người xứ Huế. Ăn cơm hến muốn đúng điệu phải ăn vào buổi sáng, lúc cơ thể có thể thưởng thức được tận cùng của chữ "ngon" sau một đêm dài. Buổi sáng tinh mơ khí trời lành lạnh, gánh cơm hến với nồi canh ngào ngạt toả hương quyện theo bước chân kĩu kịt của các mệ, các o rồi đậu xuống từng góc đường quen thuộc. Bưng bát cơm hến nóng ấm toả mùi thơm quyến rũ trên tay vừa nghe các mệ, các o nhỏ to tâm sự về cách chế biến món ăn này bằng cái giọng Huế ngọt ngào của mình, du khách sẽ có cảm giác như thể mình là người thân quen từ bao năm xa cách trở về dù rằng mới chỉ lần đầu "đến với Huế mộng mơ". Hến xúc ở dưới sông lên, luộc rồi tách cái (con hến) và nước hến thành hai món chính. Cơm trắng để nguội, đơm vào đọi (bát) rồi bày rau sống, bắp chuối, đậu phụng (lạc), mè (vừng) rang giã nhỏ bày lên trên. Một tô nước hến múc ra có màu lam đục, nhưng đã kịp đổi sang một màu đỏ gạch của ớt khi được chan vào bát cơm. Khách ăn có thể nêm thêm gia vị như mỡ, ruốc, muối rang, mè... và ăn kèm khế chua, rau sống, chuối sứ xắt nhỏ tuỳ theo khẩu vị của từng người. Lúc đó, các mùi vị hỗn hợp như ngọt, bùi, chát, chua, cay tưởng như xung khắc mà lại rất hữu ý với nhau sẽ cùng toả trên bát cơm hến làm cho người có cái "gu" ẩm thực dù kỹ tính đến mấy cũng phải hài lòng.
(Tham khỏa nguồn: vietbao.vn)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh nào không? Vì sao?
Câu 2: Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của đoạn trích?
Câu 3: Phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích?
Phần làm văn: Anh/Chị hãy thuyết minh về một phong trào / hoạt động của trường (hoặc của lớp).