Đây là gợi ý e xem qua nhé!
- Cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn thơ : một đoạn thơ hay, giàu chất biểu cảm, chất suy tưởng, mang tính triết lý sâu xa:
+ Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ của một thời, trong phút chốc xuất hiện làm dậy lên trong tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể - Như là sông là rừng” của con người đang sống giữa phồn hoa phố phường hiện đại
+ Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa; hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống. “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
+ Cái “giật mình” của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ là cái giật mình của lương tri, là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi ra ý nghĩa về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta
. - Suy nghĩ của bản thân trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra
+ Song trong đời sống hiện đại, người ta rất dễ quên những gì gian khổ, vất vả, hi sinh đã qua. Cuộc sống hiện đại có mặt tích cực, nhưng cũng dễ làm tha hoá con người mà tất cả điều đó đều bắt đầu từ sự lãng quên, dửng dưng trước quá khứ. Nếu chúng ta thờ ơ quay lưng hoặc lãng quên quá khứ thì chúng ta có tội với lịch sử và không thể trở thành người tốt được.
+ Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp đã trở thành truyền thống, nét đẹp nhân bản của người Việt Nam từ xưa đến nay. Người Việt Nam “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Chính nét đẹp truyền thống đó tạo lên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn để chiến đấu và chiến thắng, xây dựng và phát triển.
+ Trong xã hội hiện đại hôm nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập và phát triển, xây dựng một xã hội văn minh, ấm no và hạnh phúc, hành trang mà chúng ta mang theo mình còn có cả một quá khứ hào hùng mà cha ông đã để lại và chúng ta không được phép lãng quên. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa mà bài thơ đã đọng lại trong em.
Đây là gợi ý e xem qua nhé!
- Cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn thơ : một đoạn thơ hay, giàu chất biểu cảm, chất suy tưởng, mang tính triết lý sâu xa:
+ Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ của một thời, trong phút chốc xuất hiện làm dậy lên trong tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể - Như là sông là rừng” của con người đang sống giữa phồn hoa phố phường hiện đại
+ Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa; hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống. “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
+ Cái “giật mình” của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ là cái giật mình của lương tri, là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi ra ý nghĩa về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta
. - Suy nghĩ của bản thân trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra
+ Song trong đời sống hiện đại, người ta rất dễ quên những gì gian khổ, vất vả, hi sinh đã qua. Cuộc sống hiện đại có mặt tích cực, nhưng cũng dễ làm tha hoá con người mà tất cả điều đó đều bắt đầu từ sự lãng quên, dửng dưng trước quá khứ. Nếu chúng ta thờ ơ quay lưng hoặc lãng quên quá khứ thì chúng ta có tội với lịch sử và không thể trở thành người tốt được.
+ Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp đã trở thành truyền thống, nét đẹp nhân bản của người Việt Nam từ xưa đến nay. Người Việt Nam “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Chính nét đẹp truyền thống đó tạo lên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn để chiến đấu và chiến thắng, xây dựng và phát triển.
+ Trong xã hội hiện đại hôm nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập và phát triển, xây dựng một xã hội văn minh, ấm no và hạnh phúc, hành trang mà chúng ta mang theo mình còn có cả một quá khứ hào hùng mà cha ông đã để lại và chúng ta không được phép lãng quên. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa mà bài thơ đã đọng lại trong em.